IN LỤA là một nghề thủ công, đơn giản, đầu tư vốn ít, thời gian học ngắn, dễ làm và ” Dễ hái ra tiền ” Rất bình dân ai cũng thực hiện được. Không đòi hỏi trình độ, không phân biệt trai gái, già trẻ, tuổi từ 15 đến “Thất thập cổ lai hy” đều làm được dễ dàng, miễn có sở thích, yêu nghề cộng thêm một chút khéo tay và đức tính kiên trì chịu khó, thì sự thành công sẽ nằm trong tầm tay của các bạn.
IN LỤA là gì?
IN LỤA là một trong những bộ môn in ấn rất thông dụng, đang phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên cả nước, nhất là khu vực Tp Hồ chí Minh và các tỉnh phía Nam.
IN LỤA là một thành viên trong đại gia đình in ấn gồm: Litho, Roneo, Pedal, Typo, Offset, Rotative, Helio, Flexo……..Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng “Em út” này được nghệ thuật ưu đãi nên không mấy chốc, chẳng những theo kịp mà còn qua mặt “Đàn anh” một cách ngoạn mục nhờ có đặc tính: ĐA NĂNG, ĐA DẠNG và ĐA HÌNH THỂ.
+ ĐA NĂNG:
1. In được hàng trăm chất liệu khác nhau như: Giấy, Carton, các kim loại: Đồng, Thau, Nhôm, Sắt, Thép và Inox. Sành sứ, Thủy tinh. Vải sợi, tơ lụa, Da, Simili, cao su, gỗ, nhựa, Plastic…………..
2. In được hàng ngàn loại sản phẩm khác nhau như: Danh thiếp, Thiệp cưới, Bao bì lớn nhỏ, Thùng nhực, Thùng carton, Quần Jean, áo Pull, túi nylon, túi xốp, túi du lịch, giỏ xách, cặp học sinh, ba lô, vali, áo mưa, nón, tên xe, bóp, ví đầm, bìa sách, lịch, khăn lạnh………………
+ ĐA DẠNG:
“Dày” như tranh sơn mài Lam Sơn. “Mỏng” như giấy Pelure Vĩnh Tiến. “Cứng” như Thép SS Miền nam. “Mềm” như nệm mouse KIMDAN. “Dẻo” như cao su Thiên nhiên. “To” như bồn Inox Toàn Mỹ, “Nhỏ” như ruột bút bi Thiên Long. “Cồng kềnh” như ghế đá công viên…..v…..v….Tất cả đều in được dễ dàng!
+ ĐA HÌNH THỂ:
“Hình Ống” như tube kem đáng răng P/S, “Hình quạt” như chiếc nón bài thơ. “Hình tròn” như trái bóng đá World cup. “Hình xoan” như quả trứng gà. “Hình dẹp” như thước bản thợ may. “Hình cuộn” như băng Video nhiều tập…v…v….Ngần ấy thứ đều in được thoải mái !
Với tính năng đặc biệt và ưu thế vượt bậc trong lĩnh vực in ấn bao la độc đáo vô cùng, nghệ thuật kết hợp với mỹ thuật và khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ bổ sung thêm cho bộ môn in lụa ngày càng hoàn chỉnh hơn, thể hiện lên hàng ngàn sản phẩm đặc sắc với chất lượng cao.Ngoài tính đa năng, đa dạng và đa hình thể, in lụa còn có thêm tính hấp dẫn linh động kỳ dịu.
Còn tiếp…….
IN LỤA VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Trước đây nhiều thế kỷ, thời quan liêu ở Trung Quốc nơi làm việc của các triều đại Quân Vương một khi muốn phổ biến “Lệnh Truyền” những “Tấu Chương” hay những tờ “Hịch” của Vua chúa, là cả vấn đề khó khăn và vô cùng vất vã. Việc làm này họ huy động một số thợ vẽ có tay nghề cao, tập trung vẽ viết hoàn toàn bằng tay. Muốn có hàng trăm hàng ngàn tờ “Bích chương”giống nhau 100% đâu phải dễ dàng làm được.
Vào thời nhà THANH người Trung Hoa phát minh ra cách “In Bằng Màn Lưới” tức in Lụa ngày nay. Họ lấy một thỏi đồng nướng nóng, dập cán cho thật phẳng và mỏng.Họ khéo léo đục khoét “Trổ” những chi tiết, chũ hình theo mẫu để cho mực xuyên qua bên dưới, gọi là cái “Rập” lấy mực dấm phết lên chổ “Trổ” mực xuyên qua phía dưới dính vào tấm giấy phía dưới. Xong tấm này làm tiếp tấm khác và cứ thế từng tấm từng tấm giấy được in ra nhân lên kết quả năng suất rất cao và thật đều giống nhau. Với kết quả này vào thời kỳ đó là một phát minh và là một kỳ công đáng kể.
Họ chưa chịu ngừng lại ở sự thành công “Trổ Rập” này mà họ luôn luôn mày mò sáng tạo, họ đóng một khung bằng gỗ, trên đó họ căn lên tấm lướidệt bằng sợi tóc, rồi cắt các chi tiết chữ, hình bằng giấy dán lên là hoàn thành công đoạn chế bản “In Bản màn Lưới” Tuy lượm thuộm nhưng việc này cũng giống như phương pháp in lụa ngày nay. Thể thức và phương pháp in lúc bấy giờ còn rất là thô sơ.
Đến năm 1885 ngành “In Lụa” bắt đầu lang truyền sang Châu âu, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỉ…….Họ cải tiến từ cách đóng khung gỗ cho chắc và không cong vênh, cách căn lụa cho thật thẳng, cách gắn bản lề khung lụa lên bàn in, nhất là phương pháp “Chế bản in” cho bền chắc và sắc nét………
Đến đầu thế kỷ 20 các nước phát triển khắp thế giới đều biết đến “In Lụa”. Sự phát triển sau đó một thời gian bị khựng lại, dậm chân tại chổ vì bị ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ nhứt In Lụa thời bấy giờ tuy có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhưng về mặt kỹ thuật chưa thật hoàn hảo. Mãi đến sau năm 1945 (Sau thế chiến thứ hai) ngành In Lụa mới thật sự đi vào công nghệ hóa. Châu Âu, Châu Mỹ bắt đầu vươn lên trong lĩnh vực này, các kỹ sư, kỹ nghệ gia bắt đầu nghiên cứu. Thụy sỹ nghiên cứu và chế tạo ra Lụa (Hiệu Mony,Nybolt)Anh và Đức chế tạo ra các loại mực in chuyên dùng cho ngành in lụa. Mỹ có tiếng về phát minh các loại Film làm chế bản in, Pháp thì rất thành công về màu vẽ và nhũ tương làm chế bản lụa thủ công, in bông trên vải sợi, tơ lụa như sau:
Trước tiên phát họa thiết kế (Bản mẫu chính) vẽ bông gì đó, 5,6 hay7 màu tùy theo yêu cầu, kích cở chiều dài (Thường dựa vào khổ vải) 0.8m hoặc 1,2m. Chiều ngang từ 0,35m đến 0,45m. Bản mẫu phải phẳng trên mặt bàn dán dính định vị đừng cho xe dịch. Tiếp theo nấu keo Gum Arabic với nước cho hòa tan, cho bột màu Pigment vô trộn đều (Màu gì tùy ý, mục đích để khi tô vẽ dễ phân biệt chổ có và chổ không có tô vẽ)
Màu+Gum Arabic (Anh) hoặc Arabique (Pháp) đã pha trộn, lấy cây cọ tô vẽ một lớp lên màn lưới khung lụa (đang chồng lên maquette), nhìn thấy maquette phía dưới màn lưới- Chỉ chọn tô vẽ một màu nào đó gọi là “Tách màu” Nghĩa là mỗi một khung lụa chỉ tô vẽ tách lấy một màu duy nhất. Thí dụ: Khung lụa thứ nhất chỉ tô vẽ phấn “Màu Xanh” Khung lụa thứ hai tô vẽ tách phần “Màu đỏ”…v…v….
Tô vẽ tách màu xong chờ cho thật khô, lấy dầu bóng của sơn dầu Bạch Tuyết tráng đều lên toàn bộ lọt lòng khung đã tô vẽ, chờ dầu bóng khô, mang khung lụa này “Ngâm nước” khoản độ 10 phút, lấy bông gòn chà nhẹ, bột màu tô vẽ bị thấm nước nhanh chóng tan rã hết, còn lại phần dầu bóng- Bấy giờ khung lụa có hai phần. Phần bít để cản không cho mực xuyên qua bên dưới-Phần còn lại có khoảng trống thông suốt để cho mực xuyên qua xuống phía bên dưới-Dính lên sản phẩm. Đến đây coi như đã hoàn thành việc “Chế Bản Lụa” sẳn sàn chuyển qua khâu in.
Đầu thập niên 1950 phương pháp làm chế bản lụa để in bông trên vải sợi, tơ lụa nêu trên (sáng chế của Pháp) được ông PHẠM ĐẠT TIẾN (1913-1962) Ông tốt nghiệp Kỹ Sư bên Pháp, nhưng không thích ê-tô mỏ lếch mà yêu nghề in lụa từ Pháp về Việt Nam – Mở xưởng in bông ở Sài gòn.Chuyên gia công in bông cho nhiều hảng dệt vải khắp Sài gòn-Chợ lớn. Ngoài việc in bông trên vải gia công, ông Tiết còn in nhiều mặt hàng khác như: Tặng phẩm, quà lưu niệm,Thiệp giáng sinh,Thiệp chúc tết, Thiệp cưới, Lịch treo tường,, giỏ xách, túi du lịch, kiếng thủy tinh, Chai, Ly, Lọ, Bao bì giấy và nhiều mặt hàng khác…….v…v….
Ngành in lụa du nhập vào Việt nam từ đầu năm 1950 như đã nói trên, do ông Phạm Đạt Tiết khai sáng- Rất tiết, công việc in lụa của ông đang phát triển rầm rộ và đang phổ biến rất hấp dẫn về phương pháp và kỹ thuật in lụa mới ra đời tại Việt nam, thì ông ngã “bệnh” và mất ở độ tuổi còn rất trẻ (49T) cái độ tuổi dễ ăn nên làm ra. Ông để lại một gia sản vô cùng quý báu, đó là một kho tàn in lụa được một số “đệ tử” nối nghiệp và truền bá tiếp cho đến ngày hôm nay.
Chúng tôi tôn kính ông, chẳn những bật “Thấy” mà còn tôn vinh ông là “Sư Tổ” NGÀNH IN LỤA VIỆT NAM hàng năm vào ngày 04/10 DL. Chúng tôi chững chuyên viên, những người thợ in lụa và những người yêu nghề in lụa – Đều cùng nhau mỗi người thấp một nén hương để tỏ lòng tưởng nhớ đến công lao của ông.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT IN LỤA
1- Khung lụa:
Khung để căn lụa làm chế bản lụa và in lụa gọi là KHUNG LỤA . Khung được làm bằng gỗ hoặc bằng nhôm…Khung lụa là công cụ hàng đầu không thể thiếu trong IN LỤA
Tất cả các loại khung dù làm bằng chất liệu gì….Khi đã được căn lụa lên thì người ta gọi đó là KHUNG LỤA. Khung lụa rất quan trọng, vì sự tốt hay xấu có nó có liên quan trực tiếp đến khâu “Chế Bản Lụa” và sau đó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng in ấn.
Ở Việt nam giới in lụa ít ai sử dung khung bằng kim loại mà đại đa số toàn dùng khung bằng gỗ, bởi khung bằng gỗ rẻ hơn nhiều so với khung bằng kim loại nhôm. Tuy nhiên tiền nào của nấy, khung bằng nhôm bền chắc hơn, in ấn đạt chất lượng cao hơn và đặc biệt là dễ lau chùi hơn.
Hiện nay trên thị trường Tp Hồ chí Minh (Khu vực đường Phùng Hưng,Q 5) chuyên cung cấp các loại khung lụa, đủ kích cở theo yêu cầu của khách hàng.
Lưu ý: Căn cứ vào nội dung chi tiết cần in, người thợ in lựa chọn kích cở khung lụa cho phù hợp
2- Lụa:
Lụa là một trong những vật liệu cần thiết để làm ra các sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật in lụa.Do đó mỗ lần in lụa là mỗi lần phải lựa chọn một loại lụa đúng tính năng và thích ứng cho mỗi vất liệu cần in ấn.
Lụa có 2 màu : Trắng và Vàng .Mỗi khi in một sản phẩm đòi hỏi chất lượng kỹ thuật cao, giới in lụa chuyên nghiệp luôn luôn sử dụng “Lụa màu”. Chụp chế bản bằng lụa màu có độ sắc nét cao hơn “Lụa trắng”
Lụa là linh hồn, là một vật tư chuyên dùng hàng đầu của ngành in lụa, chất lượng in ấn tốt hay xấu phần lớn do lụa định đoạt, do đó người thợ in lụa chọn một loại lụa cho đúng với chất liệu cần in ấn là rất cần thiết.
“Con số” của lụa cũng là yếu tố rất cần thiết trong việc in ấn, là thước đo căn bản trong yêu cầu kỹ thuật làm chế bản lụa, tạo nên chi tiết chuẫn xác để in lên các sản phẩm đạt được yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật cao.
3- Bàn In Lụa:
Bàn in lụa có 2 loại (Loại thường và loại đa năng) Loại thường làm bằng gỗ, mặt bằng kiếng (Kính) 8 ly. Loại đa năng khung làm bắng sắt,có hệ thống lò xo điều chỉnh cao thấp để in vật liệu dày mỏng khác nhau.
4- Dao gạt mực:
Dao gạt mực có 2 loại (Loại cán bằng gỗ và loại cán bằng nhôm) Lưỡi dao làm bằng cao su dẻo. Khi chọn mua dao gạt mực người thợ in lụa cần lưu ý chọn độ dài của dao phải phù hợp với nội dung chi tiết cần in. ( Chiều dài của dao gạt mực phải dài hơn kích thước nội dung chi tiết cần in, mỗi bên dư ra khoảng 2cm )
5- Máng tráng keo:
Mua loại máng tráng keo chuyên dùng, làm bằng nhôm. Kích thước chiều dài của máng phải phù hợp với chiều ngang của khung lụa. Nếu dài hơn khung lụa sẽ không lọt lòng bề trong của khung lụa, nên kéo tráng không được. Ngược lại nếu ngắn hơn khung lụa nhiều quá, khi kéo keo không tráng phủ hết bền mặt khung lụa, còn lại khoản trống phải kéo thên một lần nữa, mặt lụa sẽ bị sọc không thẩm mỹ.
6- Dung dịch cảm quang (keo chụp bản)
Dung dịch cảm quang (DDCQ) còn gọi là keo chụp bản (KCB) Hiện nay trên thị trường có rất nhiều keo chụp bản lụa sản xuất trong nước và ngoại nhập. Keo chụp bản lụa có 3 loại ( Loại keo chụp in mực DẦU, keo chụp in mực NƯỚC và keo LƯỠNG TÍNH)