Bạn hãy dành 1 phút để xem các công cụ tính giá in offset mà nhóm đã tạo, miễn phí cho tất cả .
Bộ công cụ tính giá in offset miễn phí :
Tool tính giá in folder <— Click vào
Tool tính giá in tờ rơi <— Click vào
Tool tính gia in giấy tiêu đề <— Click vào
Tool tính giá bao thư <– Click vào
Tool tính giá in Catalogue <– Click vào
Too tính giá gia công ép kim <- Click vào
Tool tính giá in offset tổng <- Click vào
Các bài viết về hướng dẫn cách tính giá in offset bằng tay :
Bài số 1: Giấy in và khổ chuẩn của giấy in
Bài số 2: Cách tính giá in offset cơ bản
Bài số 3: Cách tính giá in tờ rơi
Kiến thức từ căn bản đến nâng cao về báo giá trong in offset
Link : https://tapchinganhin.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p1/
Bộ công cụ tính giá in offset này được chia sẽ bởi nhóm - kết nối để được sử dụng bộ công cụ miễn phí :
Link nhóm ngành in : https://www.facebook.com/groups/PrintVN/
(Lưu ý: Nhóm ngành in đăng ký chỉ dành cho các bạn ngành in, Admin duyệt thành viên rất kỹ nên các bạn nên chọn đúng nhóm để tránh mất thời gian của bạn).
Link các nhóm ngành khác : https://www.facebook.com/groups/raovatmuabannganhin/
Mời bạn xem tiếp
** Muốn sử dụng Tool tính giá, vui lòng đăng ký thành viên để được xem .
Bạn hãy đăng ký để xem nội dung Hoặc vui lòng đăng nhập để xem nội dung |
Hướng dẫn sử dụng: Công thức ở trên có 2 nhóm gồm :
Nhóm 1: Đổi từ giá Ram -> Giá ký
- Cái này rất quan trọng nếu tính giá những đơn hàng với số lượng lớn .
Cách tính như sau :
Bước 1: Chọn khổ giấy – chọn đúng khổ muốn chuyển
- Lưu ý quan trọng : đối với những đơn số lượng ít, giấy 72 x 52 là thường không có sẵn, vì vậy sẽ nhập giá của 109 x 79 cm. Những đơn được gọi là lớn khi trọng lượng đạt từ 300Kg một đơn trở lên .
Cách tính trọng lượng giấy sẽ bao gồm : dày (Mét) x rộng (Mét) x định lượng (Ký) x số lượng . Vd: 65cm x 48cm – 5,000 tờ – giấy 250gsm , từ kích thước giấy như thế này, ta có thể tính ra kích thước sau quy đổi là :
- 65 cm = 0.65 met
- 48 cm = 0.48 met
- 250gsm (gam trên mét vuông) = 0.25 ký
=> 0.65m x 0.48m x 0.25ky x 5,000 tờ = 390 Kg .
Bước 2: nhập định lượng. Vd: 200 , 120, 300 ….
- Ở đây có một trường hợp đặt biệt, đó là khi tính giá Decal, bạn sẽ nhập định lượng là 1000 – nhập giá giấy bằng giá tiền mà bạn mua Decal (tính bằng M2) .
Bước 3: nhập số tiền trên một RAM
- Bảng giá giấy [Cập Nhật] ==>GIÁ GIẤY
- Lưu ý quan trọng : đối với những đơn số lượng ít, giấy 72 x 52 là thường không có sẵn, vì vậy sẽ nhập giá của 109 x 79 cm. Những đơn được gọi là lớn khi trọng lượng đạt từ 300Kg một đơn trở lên .
Cách tính trọng lượng giấy sẽ bao gồm : dày (Mét) x rộng (Mét) x định lượng (Ký) x số lượng . Vd: 65cm x 48cm – 5,000 tờ – giấy 250gsm , từ kích thước giấy như thế này, ta có thể tính ra kích thước sau quy đổi là :
- 65 cm = 0.65 met
- 48 cm = 0.48 met
- 250gsm (gam trên mét vuông) = 0.25 ký
=> 0.65m x 0.48m x 0.25ky x 5,000 tờ = 390 Kg .
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
** Xem thêm về các loại giấy trong in offset ở link sau : https://tapchinganhin.com/giay-in-va-kho-chuan-cua-giay-in/
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bước 4: Click vào “Tính giá giấy” , và ở dưới là kết quả .
Nhóm 2: giả sử bạn đã biết giá giấy, hoặc tính giá giấy từ “Nhóm 1” ở trên . Bạn sẽ bắt đầu tính đơn giá .
Bước 1: Nhập “Kích thước giấy 1” – ở VD trên, mình sẽ nhập 65 .
Bước 2: Nhập “Kích thước giấy 2” – ở VD trên, mình sẽ nhập 48 .
Bước 3: Nhập “Định lượng giấy” – ở VD trên, mình sẽ nhập 250 .
Bước 4: Nhập “Giá giấy: – ở VD trên, mình sẽ nhập 24115 .
Bước 5: Nhập “Số lượng” – VD: mình cần in 1,000 cái thành phẩm – Mình sẽ nhập 1000 .
Bước 6: Nhập “Số Con” – VD: trên một tờ 65 x 48 mình có thể đặt được 2 con – mình sẽ nhập 2 .
Bước 7: Chọn “Có in” hoặc “Không in” – Trường hợp này, có những đơn, khách chỉ muốn cán màng, Ép kim UV … mà không muốn in – mình chọn “Có in” .
Bước 8: Chọn “Không mặt = không cán màng”, “1 mặt = Cán màng 1 mặt”, “2 mặt = Cán màng 2 mặt” – Mình chọn 2 mặt .
Bước 9: Chọn Loại in, cái này sẽ khá khó với những bạn chưa biết dàn file, đơn giản dễ hiểu là làm sao trên 1 tờ giấy, mình sẽ bỏ nhiều con nhất, và khổ nhỏ nhất có thể (đương nhiên máy in sẽ có nhiều khổ tối đa và tối thiểu) – nên hỏi thiết kế để được hướng dẫn .
Trong Tool tính giá sẽ bao gồm 3 sự lựa chọn gồm :
- In 1 mặt : thành phẩm là một sản phẩm chỉ có 1 mặt, Vd : hộp mềm, túi giấy ….
- In TT/TN : thành phẩm là một sản phẩm có 2 mặt, kích thước sẽ là một nữa của tờ giấy ( một nữa chiều dọc hoặc chiều ngang) .
- In AB : thành phẩm là một sản phẩm có 2 mặt, kích thước thường sẽ vừa với tờ giấy mà bạn sẽ chọn để in .
Ở đây có một số lưu ý như sau :
- Nguyên tắc, tờ giấy phải nằm ngang, không được sử lý file khi nó nằm dọc, vì khi in người thợ cũng sẽ cho tờ giấy nằm ngang .
- Nếu in 1 mặt, hoặc in AB tờ giấy sẽ mất 1 cm ở mép ở VD trên, mình sử dụng tờ giấy kích thước là 65 x 48 cm => Kích thước tờ giấy sẽ được tính vùng in được là 65 x (47cm) . Câu thần chú mình hay sử dụng là “Trừ 1cm kích thước nhỏ” .
- Nếu in TT = tự trở = Thành phẩm là một sản phẩm 2 mặt, dàn file sẽ là một nữa theo chiều dọc (hình ở dưới), trừ 1cm như in 1 mặt và in AB .
- Nếu in TN = Trở nhíp = Thành phẩm Thành phẩm là một sản phẩm 2 mặt, dàn file sẽ là một nữa theo chiều dọc (hình ở ngang), trừ 2cm (Lưu ý quan trọng) .
Ở VD này, mình sẽ chọn “In TT/TN” .
Bước 10: Nhập “Ghép” . Nếu một sản phẩm, bạn cần phải in gấp đôi số giấy, rồi ghép nó lại với nhau để có một sản phẩm hoàn thiện, Vd như: Túi nối, hộp nối … Ở Vd này, mình sẽ giữ số mặt định là “1” .
Bước 11: Chọn số màu in, và vùng in . Mình sẽ theo loại máy trên thị trường gồm:
– Máy 2 màu, có khổ thường là 65 x 43 trở xuống, nếu bạn in 1 bài in 2 màu khổ giấy nhỏ hơn 65 x 43 trở xuống, thì có thể chọn các khổ máy 2 màu như sau :
- 2M 39.5 x 54.5
- 2M 43 x 65
- 2M 28.5 x 65
Một số giấy cũng sẽ nằm trong vùng in này : 39. 5 x 36.3 , 60 x 40 …. tờ giấy cứ không được lớn hơn 65 x 43 cm là được .
– Máy 2 màu, có khổ thường là 72 x 52 trở xuống và lớn hơn 65 x 43 cm, vì nếu nhỏ hoặc bằng 65 x 43 cm bạn sẽ phải trả tiền tiền hơn, hoặc giá bạn tính sẽ cao hơn những đơn vị khác .
Một số giấy sẽ nằm trong vung in này : 66 x 44 , 68 x 43 , 66 x 39.5 …. tờ giấy cứ không được lớn hơn 65 x 43 cm là được .
Và với các khổ in khác cũng như vậy như:
- 2M 54 x 79 .
- 2 M 65 x 86 .
Với các nhóm in 4M = in 4 màu, cũng áp dụng quy tắc ở trên, chỉ khác là có một khổ in nhỏ mà mình hay sử dụng để in những đơn hàng số lượng ít, độ dầy giấy không quá 300gsm đó là khổ “4M 43 x 32.5” . Khổ in này khá hay, nếu chỉ in những đơn hàng số lượng ít .
Ở VD trên, mình sẽ chọn khổ giấy là “4M 72 x 52”, vì tờ giấy của mình là 65 x 48 cm .
Và các tùy chọn còn lại, thuộc về giá gia công, ở mỗi đơn vị gia công, sẽ có một giá gia công khác nhau, bạn nên hỏi chỗ mà bạn sẽ gia công, lưu lại, sau này có thể sẽ phải dùng tới .
Bước 12: Click vào “Tính giá” , và ở dưới là kết quả
BẠN HỎI ADMIN TRẢ LỜI
Câu hỏi số 1: https://tapchinganhin.com/tool-tinh-gia-in-offset/#comment-1766
Câu hỏi : Cho mình hỏi vòng tua và số màu là sao bạn, và cách tính của nó như thế nào?
Trả lời: Vòng tua là một vòng của khổ lô máy in offset đó bạn, hiểu đơn giản là số tờ chạy qua tờ giấy, vì 1 tờ là 1 vòng tua . Còn số màu thì bạn phải xem bài in là bao nhiêu màu, từ số màu cần in bạn sẽ có số kẻm .
Cách tính giá, bạn xem ở link : https://tapchinganhin.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p1/
Câu hỏi số 2: https://tapchinganhin.com/tool-tinh-gia-in-offset/#comment-1767
Câu hỏi: Cho mình hỏi nếu ngta tính vòng tua trên 2000 là 70đ/màu, vậy nếu bài in có 4 màu 1 mặt khổ 65×86, thì tính thế nào ạ, còn bao kẽm ý là sao, kẽm mình phải ghi riêng đem qua nhà in hay sao bạn
Câu trả lời: Bạn xem thêm ở bài viết này nha !
Link: https://tapchinganhin.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p1/
Còn bao kẻm, thì bài in đã bao gồm tiền kẻm, nếu không bao kẻm, thì bạn ghi ở ngoài đem đến . Trước khi ghi kẻm, bạn cần hỏi thông tin của khổ kẻm bên họ gồm : Khổ kẻm và nhíp bao nhiêu phân . Thường bao kẻm là đơn vị in đã có máy ghi kẻm tại chỗ của xưởng luôn bạn nhé.
** Cập nhật ….
—- Đăng ký để được sử dụng tool miễn phí —-
Đăng ký ở đâu á
Cho mình hỏi vòng tua và số màu là sao bạn, và cách tính của nó như thế nào?
Vòng tua là một vòng của khổ lô máy in offset đó bạn, hiểu đơn giản là số tờ chạy qua tờ giấy, vì 1 tờ là 1 vòng tua . Còn số màu thì bạn phải xem bài in là bao nhiêu màu, từ số màu cần in bạn sẽ có số kẻm .
Cách tính giá, bạn xem ở link : https://tapchinganhin.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p1/
Cho mình hỏi nếu ngta tính vòng tua trên 2000 là 70đ/màu, vậy nếu bài in có 4 màu 1 mặt khổ 65×86, thì tính thế nào ạ, còn bao kẽm ý là sao, kẽm mình phải ghi riêng đem qua nhà in hay sao bạn
Bạn xem thêm ở bài viết này nha !
Link: https://tapchinganhin.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p1/
Còn bao kẻm, thì bài in đã bao gồm tiền kẻm, nếu không bao kẻm, thì bạn ghi ở ngoài đem đến . Trước khi ghi kẻm, bạn cần hỏi thông tin của khổ kẻm bên họ gồm : Khổ kẻm và nhíp bao nhiêu phân . Thường bao kẻm là đơn vị in đã có máy ghi kẻm tại chỗ của xưởng luôn bạn nhé.
Cách đăng kí làm thành viên như thế nào Admin nhỉ