Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao có câu nói: “Sinh nghề tử nghiệp”, rằng là: “Nghề nghiệp hiện tại, có tác hại gì tới sức khỏe, cuộc sống của mình và những người xung quanh hay không?”
Tôi học không nhiều, hồi trẻ đã theo anh trai làm quán photocopy, sau này mở công ty in offset, rồi đến máy flexo. Tôi được cái nhanh mắt, nhanh tay, tháo vát nên toàn được ở…dưới xưởng sản xuất và đóng gói. Suốt ngày “mài” mặt ở dưới xưởng mệt lắm, nhưng bù lại, lại thỏa mãn cái trí tò mò, lắm chuyện của tôi. Những lúc rảnh rỗi, ngồi nghe các bác, các chú kể câu chuyện nghề, vui, buồn đủ cả, có những trăn trở, lo lắng mơ hồ về mực in có độc không?. “Chẳng biết bác làm cả ngày ở đây, về nhà có mang thứ gì độc hại làm ảnh hưởng đến con không nữa, sinh nghề tử nghiệp, không sai đâu mà !”, tôi cứ nhớ như in câu nói đó cho tới tận bây giờ.
Hơn chục năm làm trong ngành in ấn, tôi vẫn yêu nghề, yêu từng sản phẩm, yêu cả những con chữ in trên các loại giấy đủ màu…Thật đau lòng, nhưng vẫn phải nói đúng là “sinh nghề, tử nghiệp”, làm trong ngành này, nếu không tự biết bảo vệ bản thân, có thể bạn sẽ chết vì chính nghề nghiệp mà mình hằng yêu mến.
Đây là một bài viết chứa nhiều thông tin, là những kiến thức, kinh nghiệm tôi đúc kết nhiều năm, không có ý định khuyên ai hay có mục đích gì, chỉ là trải lòng, tìm kiếm sự thấu hiểu của người cùng nghề, hay cung cấp thêm thông tin cho mọi người, biết để phòng tránh, có được sự lựa chọn tốt nhất để vừa làm tốt công việc mà vẫn bảo vệ được sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Hy vọng, bạn sẽ cảm thấy hữu ích mà không quá “nặng nề” bởi tác hại khôn lường của các chất gây độc có trong mực in.
Đầu tiên tôi sẽ cung cấp cho các bạn bảng phân loại các dạng mực in phổ biến nhất hiện nay tương ứng với từng công nghệ in bạn đang sử dụng.
Tiếp theo, bạn nên hiểu về cấu tạo thành phần chung của mực in. Mực in nói chung được tạo thành từ 4 thành phần chính đó là:
– Bột tạo màu cho mực.
– Nhựa giúp màu bám tốt trên vật liệu in.
– Dung môi và chất phụ gia quyết định tính chất cần thiết cho mực in.
Tác hại ẩn náu trong các dung môi, tạp chất cấu tạo nên mực in
Chú ý rằng, thành phần dung môi và chất phụ gia tôi nhắc tới ở trên có khả năng tạo ra mùi thơm dễ chịu khiến con người cảm thấy thích thú khi hít phải. Chúng ta cứ vô tư hít hà mà không biết rằng chúng có chứa những chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng như: Xylen, Toluene, Methylene, Ethyl acetate, Cyclohexan, xyclohexane, chì,…
XYLEN bạn có biết về nó hay chưa? Dân trong ngành in ấn hay các ngành sản xuất công nghiệp chẳng còn lạ lẫm gì với chất hóa học XYLEN. Nó được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất công nghiệp, được dùng để pha loãng mực in, sơn, cao su, keo dán, sản xuất đồ da… Đây cũng là một thành phần hóa chất rất quan trọng không thể thiếu cho thuốc trừ sâu, parafin, xăng dầu, nhựa tự nhiên và nhựa tổng hợp. Tôi nói đến đây chắc hẳn bạn cũng hình dung ra phần nào độc hại mà XYLEN gây nên. Với đặc tính là dễ bay hơi có khả năng lơ lửng trong không khí, mắt của bạn sẽ là bộ phận ảnh hưởng đầu tiên khi tiếp xúc với XYLEN, sau đó là hệ hô hấp, và đặc biệt là hệ thần kinh trung ương khi hấp thụ phải xylen.
Nhắc tới làm tôi nhớ lại cái hồi mới vào nghề, thời điểm ấy, mới đi làm, kiến thức chưa có nhiều, chưa biết cách bảo hộ cũng như không đủ kiến thức để nhận định rõ về tác hại của mực in, tôi đã trở thành “nạn nhân” trong một ngày tăng ca. Đó là vào mùa sản xuất, tôi còn nhớ như in cái không khí nóng bức của mùa hè, ngột ngạt khủng khiếp, đến thở cũng thấy khó khăn, làm việc trong xưởng 8 tiếng đồng hồ với toàn bộ máy móc chạy liên tục hết công xuất. Khi nghỉ tay, chuẩn bị kết thúc giờ làm tôi bỗng thấy mắt mờ đi, sực mùi mực in xung quanh, đầu óc quay cuồng rồi “ ngất lịm”. Tỉnh dậy đã thấy mình trong bệnh viện, tinh thần vẫn chưa được tỉnh táo, qua lời bác sỹ mới biết mình trúng độc do hít phải một lượng XYLEN vượt mức cho phép trong quá trình tiếp xúc với máy in và mực in. Cái trạng thái “liêng biêng” sau khi trúng độc làm tôi nhớ mãi không quên, thân thể như không phải của mình, thần trí mơ màng khó kiểm soát. Kể từ lần đó, tôi chẳng bao giờ dám chủ quan nữa, đồ bảo hộ là thứ không thể thiếu mỗi khi lên xưởng.
Sau này, gặp bất cứ ai trong nghề tôi đều dặn dò họ cẩn thận, mang đồ bảo hộ, tự bảo vệ bản thân mình. Ấy vậy mà suốt quá trình đi làm, tôi vẫn phải chứng kiến nhiều trường hợp trúng độc khác. Có lần là phụ nữ mang bầu, nhìn thấy chị ấy bị ngất đi, tôi thấy tim mình đập “thịch” một cái, nghĩ đến đứa trẻ trong bụng có thể bị ảnh hưởng mà không khỏi lo lắng. Bạn có thể tìm thấy hàng loạt bài viết về “tác hại của mực in” trên mọi phương tiện truyền thông, vậy mà rất nhiều người vẫn vô tư đi làm mà chẳng hề tìm hiểu? phòng vệ? bảo hộ? Tìm hiều rõ về các hợp chất hóa học tác hại và cách phòng tránh là cách duy nhất bảo vệ sức khỏe của chính mình.
⇒ Bằng kinh nghiệm và vốn hiếu biết của chính mình trong nhiều năm làm nghề tôi đã tổng hợp lại dưới đây các chất hóa học gây độc có trong mực in. Mong rằng các bạn hãy ghi nhớ nó để có ý thức rõ ràng về “ AN TOÀN LAO ĐỘNG”.
Bảng tác hại trong chất tạo mùi của mực in
Quan trọng hơn hãy hiểu rõ tác hại của loại mực in bạn đang sử dụng !
Tôi sẽ viết rất rõ về từng dạng mực in đang sử dụng phổ biến trên thị trường. Chia theo từng ngành các bạn đang làm hiện nay.
1. Mực in dạng bột cho máy in laser, photocopy, công nghệ in kỹ thuật số.
2. Mực in mã vạch dạng cuộn dành cho máy in barcode.
3. Mực UV trong công nghệ Ofset flexo
4. Mực in dạng lỏng trong máy in phun, máy in kỹ thuật số, máy in Ofset flexo.
Mực in dạng bột
Dân văn phòng, hay người làm nghề in ấn, photocopy,… chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với loại mực này. Nó được sử dụng trên máy in laser, máy in văn phòng, máy photo. Đối với loại mực này chất độc tôi muốn nhắc đến chủ yếu là bụi bột màu chứ chì( PB)
Chúng ta rất dễ bị nhiễm chì qua các hành động vô thường trong quá trình in ấn như: lắc mực, đổ mực, tiếp xúc giấy in, mực in nhiều….. Không chỉ riêng mực, chì được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực sản xuất. Ngay cả trong son môi của phụ nữ dùng hằng ngày cũng chứa một lượng chì không hề nhỏ. Chì đi vào cơ thể người qua tiếp xúc da, ngấm vào máu và xương cuối cùng là nội tạng bên trong cơ thể . Đó cũng chính là lý do:” Vì sao khi nhiễm chì cơ thể con người phải mất ít nhất 10 tháng mới có thể đào thải được độc tố”. Kim loại này đi vào cơ thể gây tổn thương các cơ quan bên trong và GAN chính là một trong những bộ phận suy yếu nhanh nhất.
Gan- chúng hoạt động như thế nào và có chức năng gì? Các bạn có biết? Vì sao sau khi nhiễm độc cơ thể chúng ta có khả năng tự đào thải và hổi phục? Tất cả là nhờ Gan- đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa và thải độc. Hằng ngày ăn uống, hít thở,… tất cả các chất đi qua đường ruột của chúng ra đều phải đi qua gan. Độc chì không ngoại lệ. Nó sẽ khiến gan phải hoạt động liên tục để đào thải. Ngay chính chúng ta khi phải làm việc liên tục không được nghỉ ngơi sẽ rơi vào tình trạng kiệt sức và mệt mỏi, GAN cũng vậy. Khi hoạt động liên tục sẽ dẫn đến quá tải lâu dần gan cũng sẽ bị nhiễm độc chì, mất khả năng đào thải độc tố. Từ đó, nó sẽ gây hoại tử nhu mô gan, gây ra tổn thương gan mãn tính, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Minh chứng của tôi sẽ lại là câu chuyện buồn của một người bạn cùng ngành khi mắc bệnh gan mãn tính do nhiễm độc chì. Trải qua quá trình điều trị tại bệnh viện thì giờ anh phải sống chung với thuốc cả đời. Công việc của anh làm chính là ở trong quán photocopy. Vô tình một lần đến chơi đúng lúc anh đang làm việc, tôi biết nguyên nhân vì sao anh lại mắc căn bệnh quái ác đó. Khi làm việc với mực in anh đều rất coi thường, không hề sử dụng khẩu trang hay găng tay…Đổ mực, lắc mực liên tục, tay dính mực đen xì nhưng rất vô tư lau qua qua vào cái khăn để cạnh… rôi vô tình cho lên mặt, miệng,… Tất cả đã quá muộn để lại sau đó toàn là nuối tiếc. “Tại sao là dân trong nghề, bao nhiêu năm làm việc,… anh lại để chuyện đó sảy ra? Tôi luôn đau đáu một suy nghĩ ” Tiền” là thứ duy nhất anh quan tâm. Sau đó tôi đã khuyên anh dừng công việc này lại để cứu chính minh! Tiếc là anh từ bỏ nghề trong thời gian bệnh đã trầm trọng.
Bạn nghĩ sao về câu chuyện trên? Đừng giống người bạn kia của tôi, tiền quan trọng nhưng tiền lại không mua được sức khỏe của chúng ta. Trong ngành nào cũng vậy, khi tiếp xúc mực in cách tốt nhất để bảo vệ bạn là mang đầy đủ đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay.. .. quần áo dài,… Sau khi xong việc, trước khi ăn uống,.. cần vệ sinh bằng xà phòng sạch sẽ,… Tuyệt đối không ham rẻ mua mực in kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng vì chỉ số chì trong các loại mực này rất cao. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
Tôi mách bạn một bí quyết nhỏ có thể giúp cơ thể đào thải độc chì nhanh hơn là thay đổi chế độ dinh dưỡng bổ sung thực phẩm chứa nhiều cannxi, sắt, kẽm, vitamin C, protein và uống thật nhiều nước,…. Nước sẽ rất tốt cho cơ thể và quá trình đào thải độc tố.
Mực in mã vạch dạng cuộn
Hơn chục năm làm nghề thì đến 7 năm tôi tiếp xúc liên tục với loại mực này. Nếu ai hỏi tôi là: Loại mực này có độc không? Câu trả lời là vẫn là “Có”. Tuy nhiên tôi muốn các bạn hiểu rằng: “ CÓ đối với trường hợp khách hàng mua phải mực in hàng nhái, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng”. Vậy nếu mua hàng chuẩn thì sao? Bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng không lo độc bởi Barcode khác với loại mực thông thường.
Đây là loại mực chuyên dụng cho các máy in barcode ( bao gồm: máy in mã vạch, máy in tem nhãn để bàn, máy in mã vạch công nghiệp nhẹ, máy in mã vạch công nghiệp nặng… ) Phục vụ cho việc in tem mã vạch truy xuất hàng hóa hay là thanh toán nhanh trong các siêu thị, đại lý,… Nó không phải dạng nước như các loại mực thông thường mà chúng ta hay nhìn thấy, mực được cuộn tròn dưới dạng cuộn ruy băng, to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào độ dài cũng như kích thước cuộn mực. Hiện nay trên thị trường mực in dạng cuộn có 3 loại chính : Ribbon wax/ Ribbon Wax Resin/ Mực Resin.
⇒ Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại mực này qua bài viết: “Chi tiết về mực Barcode – loại mực an toàn với sức khỏe người sử dụng”
Lời khuyên của tôi cho những ai đang làm việc với loại mực này là :” Hãy tìm đến những đơn vị cung cấp mực in chính hãng của Armor, Ricoh, DNP, ITW, General…. ( đây đều là những hãng mực in nổi tiếng thế giới tôi tin dùng trong suốt thời gian làm nghề) để mua được những sản phẩm vừa chất lượng vừa đảm bảo sức khỏe.
Các bạn lưu ý:” Khi mua đúng mực của hãng nhà cung cấp sẽ đưa cho bạn đầy đủ các chứng chỉ an toàn CO- chứng nhận nguồn gốc xuất xứ,.. CQ- chứng nhận chất lượng, MSDS- bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất ,… của hãng. Bạn hãy căn cứ vào đó để sử dụng hợp lý loại mực này nhé!
Mực UV: Đây là loại mực cực nguy hiểm với con người vì thế hãy tuân thủ quy tắc sử dụng !
Có lẽ chỉ những người đã tiếp xúc với nó mới biết đến loại mực này. Được gọi với cái tên “UV” cũng bởi :” trong công nghệ in ofset, flexo mực sau khi đi qua con lăn của máy sẽ được sấy khô bằng hệ thống chiếu UV cực nhanh, cực mạnh, khiến mực từ chất lỏng sẽ rắn lại ngay tức thì, đảm bảo chất lượng bản in.”
Tại sao ngay từ đầu tôi đã nói đây là loại mực cực kỳ nguy hiểm! Tuy mực không chứa dung môi nhưng hệ thống đèn chiếu bức xạ quang học làm cho mực khô là tác nhân lớn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bạn có thể hiểu nôm na nó như một dạng của tia cực tím, tùy theo loại mực sử dụng công nhân in sẽ để nhiệt độ đèn chiếu làm khô thích hợp, nếu vô tình trong quá trình in bạn không mang đồ bảo hộ, mà nhiệt độ đèn đang sử dụng cao có thể gây bỏng cho mắt sau đó là các bệnh về da. Nhớ có lần là nhân viên cấp dưới chưa được đào tạo chuyên môn cơ bản trong phòng in UV, bất chấp cảnh bảo:” Không nhiệm vụ miễn vào “ xồng xộc xông vào phòng in, đúng lúc máy in đang hoạt động mạnh khiến người công nhân đó bị bỏng cấp độ 2. Sau một thời gian điều trị, hậu quả để lại là vết sẹo dài theo anh suốt đời.
Nặng nề hơn là nguy cơ dẫn đến vô sinh ở nam giới khi phải làm việc với loại mực này. Chớ trêu thay các công nhân dưới xưởng trong ngành lại chủ yếu là nam. Đây cũng là lý do giải thích vì sao khi xuống xưởng chúng ta thường thấy rất ít công nhân trẻ mà hầu hết là đã có gia đình và đã sinh con.
Các tia cực tím xuyên thấu vào trong cơ thể người gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của tinh trùng, làm giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng, thay đổi bất thường hình thái và tính di chuyển của tinh trùng. Một thử nghiệm khoa học mà tôi theo dõi đã cho kết quả : “ số lượng tinh trùng của nam giới đã có con tiếp xúc nhiều với tia cực tím sẽ giảm sút 2/3 chức năng bình thường. Các công nhân làm trong xưởng nên đặc biệt quan tâm đến tác hại này.
⇒ Khi bắt buộc phải tiếp xúc với mực UV hãy nhớ:
– Kiểm tra dữ liệu an toàn của nhà cung cấp mực có phù hợp với tiêu chuẩn quy định hay không.
– Hạn chế mức tối đa mức tiếp xúc da với mực.
– Bảo vệ đôi mắt và làn da khỏi tia cực tím bằng cách đeo găng, kính bảo hộ, quần áo dài,….
– Chỉ cho phép các công nhân, nhân viên có có nhiệm vụ vào phòng in.
– Cung cấp các cơ sở tốt để rửa, chăm sóc da, và nghỉ ngơi.
– Và cuối cùng là tiến hành giám sát sức khỏe thường xuyên.
Mực in dạng lỏng
Nếu ở mực in dạng bột chúng ta lo ngại về bụi bột màu thì mực in dạng lỏng lại sản sinh ra mức ozon cực lớn trong quá trình xả điện. Việc tiếp xúc với ozon thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến bạn gặp phải một loạt các vấn đề về da, mắt, phổi, thần kinh,… Quan trọng hơn những tác hại mà mực in gây ra là việc hiểu rõ những rủi ro là bạn cần chủ động để bảo vệ chính mình.
Trên đây là những thông tin tôi tin rằng rất hữu ích nếu bạn đang hoạt động trong ngành in ấn hoặc là người thường xuyên phải tiếp xúc với mực in, hy vọng bạn đọc nó và áp dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và những người xung quanh.
Nếu bạn hỏi tôi rằng: “Có nghề nghiệp nào không nguy hiểm?” Câu trả lời sẽ là: “Không”. “Sinh nghề, tử nghiệp”, câu nói này không bao giờ sai. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có nguy hiểm nhất định đối với con người, trong ngành in ấn cũng không ngoại lệ. Vậy nếu bạn lại hỏi tôi rằng: “Tôi có bỏ nghề, chuyển sang một nghề khác an toàn hơn?” Câu trả lời vẫn là: “Không”, làm nghề gì không quan trọng, quan trọng là yêu nghề và biết tự bảo vệ bản thân mình trước nguy hiểm. Hiểu rõ ràng về công việc, sản phẩm, tuân thủ những quy tắc, trân trọng sức khỏe của mình, người thân, xã hội, biết bảo vệ môi trường,…bạn hoàn toàn có thể theo đuổi nghề in ấn suốt quãng thời gian còn lại của mình. Chúc các bạn thành công !