Thông thường khi làm thiết kế mỗi khi cần tô chuyển sắc, ta thường chọn 1 màu đầu là màu ốpla (Ví dụ: 100% Black) và chọn màu cuối là White (0%) -> Nhìn trên màn hình thì rất đẹp.
Nhưng thật sự khi ta xuất phim thì ta mới thấy rõ được điều này:
*Vùng tối:
Ngay từ vùng 100% màu đen kịt hòan tòan chuyển tới vùng 99,98,97….rất gắt, người xem thấy ngay một vệt đen kịt và vùng giáp ranh giữa 100% và 99% hầu như không có độ chuyển
*Vùng sáng:
Từ vùng 0% đến 4 % là vùng bạn thấy gắt nhất,. Nhiều khách hàng biện hộ với mình là 1%, 2% khi in phải có vì trên phim có. Đúng vậy nhưng khi phơi bản thì sao. !%, 2% coi như đi toi. NHư vậy phần chuyển từ 0% đến @ hay 3% coi như bị gãy. Vậy khi xuất phim vùng chuyển này gãy hòan tòan tứ 0 % nhảy vọt lên 4%. Không còn chguyển mịn màng nữaNhư vậy thì bài in in ra rất xấu. Chuyển sắc từ vùng tối đến vùng sáng quá gắt, không min màng….
Vậy theo chúng ta sẽ xử lý tình huống này bằng cách nào?
Trao đổi ngắn với một chuyên viên về chế bản hiện đang công tác tại một đơn vị chế bản nổi tiếng tại TP. HCM. Sau đây là kinh nghiệm đúc kết của ông trong quá trình làm việc từ công nghệ CTF (Computer to film) đến CTP (Computer to plate)
Kinh nghiệm trên là quá trình tích lũy từ thực tế công việc khi xuất phim (CTF) và ghi kẽm (CTP):
ĐỐI VỚI XUẤT PHIM:
* Nếu khi xuất phim ta chọn chuyển từ 4% -> 95% tùy thuộc vào từng loại giấy vì ta biết rằng khi in hiện tượng gia tăng tầng thứ xảy ra. Bởi thế khi in trên giấy báo (vd bãi bằng, Tân Mai) nên chuyển từ 5% -> 90% là quá mịn màng). Còn nếu in trên giấy couche thì chuyển từ 4% -> 95% là quá ok. Cực đẹp và không gãy tôNG.
ĐỐI VỚI CTP:
* Với công nghệ in bản trực tiếp (computer to plate: ctp) ta có thể tái tạo điểm tram từ 3% trở nên. Nên khi chuyển đẹp nhất là ta cho chuyển sắc từ 3% đến 97%. Chuyển cực min đấy.
Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Vietnamprint