Bài viết khoa học
Bạn hãy dành 1 phút để xem các công cụ tính giá in offset mà nhóm đã tạo, miễn phí cho tất cả .
Bộ công cụ tính giá in offset miễn phí :
Tool tính giá in folder <— Click vào
Tool tính giá in tờ rơi <— Click vào
Tool tính gia in giấy tiêu đề <— Click vào
Tool tính giá bao thư <– Click vào
Tool tính giá in Catalogue <– Click vào
Too tính giá gia công ép kim <- Click vào
Tool tính giá in offset tổng <- Click vào
Các bài viết về hướng dẫn cách tính giá in offset bằng tay :
Bài số 1: Giấy in và khổ chuẩn của giấy in
Bài số 2: Cách tính giá in offset cơ bản
Bài số 3: Cách tính giá in tờ rơi
Kiến thức từ căn bản đến nâng cao về báo giá trong in offset
Link : https://tapchinganhin.com/huong-dan-tinh-gia-offset-p1/
Bộ công cụ tính giá in offset này được chia sẽ bởi nhóm - kết nối để được sử dụng bộ công cụ miễn phí :
Link nhóm ngành in : https://www.facebook.com/groups/PrintVN/
(Lưu ý: Nhóm ngành in đăng ký chỉ dành cho các bạn ngành in, Admin duyệt thành viên rất kỹ nên các bạn nên chọn đúng nhóm để tránh mất thời gian của bạn).
Link các nhóm ngành khác : https://www.facebook.com/groups/raovatmuabannganhin/
Mời bạn xem tiếp
Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Trần Thu Thuỷ và Đỗ Thị Hải Nguyệt
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. CAD: Computer – Aided – Design
Là thiết kế dưới sự hỗ trợ của máy tính.
Sử dụng máy tính và các phần mềm kỹ thuật để thiết kế hàng loạt các sản phẩm công nghiệp, từ các chi tiết máy đến các ngôi nhà hiện đại. Trong đó CAD đã trở thành một phương tiện chính trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến thiết kế, như kiến trúc, kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí, và các thiết bị thứ yếu khác.
Các chương trình ứng dụng CAD đều thuộc loại chương trình đồ họa và nhiều tính toán, đòi hỏi phải có bộ xử lý nhanh và màn hình có độ phân giải cao. Các chương trình CAD thường có các thủ tục phân tích, thống kê khá tinh vi để trợ giúp các kỹ sư thiết kế tối ưu hóa các ứng dụng, cũng như các thư viện, các hình ký hiệu. Tất cả các tính năng này đòi hỏi một khối lượng công việc xử lý khổng lồ mà trước đây các máy tính cá nhân không thể thực hiện nổi.
Phần mềm CAD dùng cho máy tính cá nhân là sự pha lẫn đồ họa, hướng đối tượng (trong các chương trình vẽ) với khả năng co giãn kích thước chính xác theo hai hay ba chiều, để tạo ra các bản vẽ với các chi tiết phức tạp.
1.2. CAD/CAM
Computer – Aided – Design / Computer – Aided – Manufacturing: thiết kế và sản xuất dưới sự trợ giúp của máy tính. Người thiết kế sử dụng các phần mềm trên máy tính để phác họa, diễn tả và phát triển ý tưởng của mình. Sau khi hoàn thành, tập tin thiết kế được máy tính mô phỏng trực tiếp cho người thiết kế quan sát và kiểm tra trước khi mã hóa tập tin đưa vào trong quá trình sản xuất.
Hệ thống CAD/CAM đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất, đặc biệt là ở các lĩnh vực chuyên môn hóa cao. Và đến nay, CAD/CAM đã bắt đầu được ứng dụng ở ngành in. Các nhà thiết kế bao bì sau khi thiết kế trên máy đã có thể sử dụng tập tin đó để bế thử sản phẩm bằng máy bế tự động, và cao hơn nữa là có thể đem tập tin hoàn chỉnh đó tới máy tự động làm khuôn bế.
1.3. Bao bì
Bao bì ngày nay đã trở nên cần thiết và ngày càng quen thuộc với chúng ta, bao bì hiện diện trong công việc, trong cuộc sống và mức độ thiết yếu của nó tăng dần theo thời gian. Vậy bao bì là gì? Với hình dáng hấp dẫn và kích cỡ phù hợp, bao bì chứa đựng và bảo vệ sản phẩm từ lúc sản xuất ra theo quá trình lưu thông đến tay người tiêu dùng.
• Theo Từ điển “Từ và ngữ Việt Nam” – Giáo sư Nguyễn Lân – NXB TPHCM – 1998: Bao bì là đồ dùng để bọc sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
• Theo Từ điển “Tiếng Việt phổ thông”– NXB TPHCM – 2002: Bao bì là đồ dùng làm vỏ bọc ở ngoài để đựng, để đóng gói hàng hóa (nói khái quát).
• Theo “Từ điển Tiếng Việt”– Viện ngôn ngữ học – 1992 – Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội:
– Bao bì là đồ dùng làm vỏ bọc ở ngoài để đựng, để đóng gói hàng hóa (nói khái quát).
– Bao bì là việc bao bọc bằng những vật liệu thích hợp để chứa đựng, bảo quản, chèn lót và chuyên chở hàng hóa.
• Thuật ngữ đóng gói bao bì của Mĩ và tiêu chuẩn của Anh có định nghĩa: “Đóng gói bao bì có nghĩa là một hoạt động chuẩn bị cho việc vận chuyển hàng hóa hoặc bán hàng hóa. Vậy bao bì là sự tổng hợp của Nghệ Thuật – Khoa Học & Kỹ Thuật, được sử dụng và chuẩn bị cho trong quá trình vận chuyển và bán hàng hóa cùng các phương pháp kỹ thuật và quy phạm có liên quan tới sự chuẩn bị trên.”
• Tiêu chuẩn công nghiệp quốc gia Nhật Bản (Jis Z 0101,1951) có định nghĩa: “Bao bì như là một phạm trù kỹ thuật của việc sử dụng nguyên liệu bao bì một cách phù hợp đi với hàng hóa để bảo vệ giá trị hàng hóa. Trong đó tuỳ theo loại hàng hóa chứa bên trong mà bao bì nó các điều kiện kỹ thuật phải phù hợp với nó.”
Vậy ta có thể định nghĩa bao bì như sau: Bao bì là phương tiện cung cấp sự bảo vệ cho sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo lưu thông, phân phối an toàn từ nơi sản xuất đến nơi bán hàng hoặc đối tượng sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế không có một định nghĩa đơn giản nào được hoàn thiện, vì vậy ta có một khái quát chung: Bao bì là phương tiện:
– Bảo quản – Trình bày – Thông tin.
– Chứa đựng – Vận chuyển – Sử dụng và đảm bảo môi trường.
Phân loại bao bì:
Có nhiều cách để phân loại bao bì, trong đó để đáp ứng chức năng chứa đựng sản phẩm, bao bì được phân loại thành:
– Bao bì cấp 1: Là những bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: lon, chai thủy tinh, hộp giấy, bao bì nhựa…
– Bao bì cấp 2: Là bao bì dùng để đóng gói bao bì cấp 1: hộp giấy, thùng carton…
– Bao bì cấp 3: Là những container lớn, những kiện lớn chứa nhiều bao bì cấp 2.
Bao bì được phân loại theo vật liệu gồm có: bao bì mềm, hộp carton, carton dợn sóng, thiếc, thuỷ tinh…
Từ việc phân loại này các nhà sản xuất bao bì sẽ chọn lựa và xác định công nghệ, thiết bị, và điểm xuất phát này rất quan trọng.
1.4. Thiết kế
• Theo Từ điển “Từ và ngữ Việt Nam” – Giáo sư Nguyễn Lân – NXB TPHCM – 1998: Thiết: sắp đặt; kế: tính toán. Thiết kế: làm bản đồ án hoặc bản vẽ về chương trình phải xây dựng.
• Theo Từ điển “Tiếng Việt phổ thông”– NXB TPHCM – 2002: Thiết kế là lập tài liệu kĩ thuật toàn bộ, gồm có bản tính toán, bản vẽ… để có thể theo đó mà xây dựng chương trình, sản xuất thiết bị, sản phẩm…
1.5. Thiết kế bao bì
Cho đến nay trong các tài liệu chuyên môn cũng như trong các từ điển phổ thông, thuật ngữ thiết kế bao bì vẫn chưa được đề cập một cách rõ ràng. Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi, thiết kế bao bì được chia làm 2 loại:
• Thiết kế cấu trúc: là tạo ra, lập ra, vẽ ra hình dạng bao bì cả khi trải trong mặt phẳng 2 chiều lẫn khi dựng lên trong không gian 3 chiều, để từ đó có thể sử dụng làm cấu trúc cho loại sản phẩm phù hợp.
• Thiết kế đồ họa: là dựa vào cấu trúc bao bì đã chọn và các yêu cầu quảng bá sản phẩm để suy nghĩ và thiết kế những hình ảnh phía bên ngoài cho một bao bì cụ thể, cho một mặt hàng cụ thể, một thương hiệu cụ thể, một khách hàng cụ thể…
Hiện nay, cấu trúc bao bì thường do nhà sản xuất cung cấp dựa trên các thiết kế đã có sẵn, còn mẫu mã hình ảnh bên ngoài có thể thay đổi tùy theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường, do họa sĩ thiết kế hoặc bộ phận mỹ thuật ứng dụng tạo mẫu ra.
Trong trường hợp thay đổi như thế, công việc thiết kế của kỹ thuật viên chế bản trong cơ sở in được giới hạn lại như sau:
– Không cần thiết kế ra một cấu trúc hoàn toàn mới cho sản phẩm mà chỉ dựa vào thiết kế có sẵn hoặc do khách hàng yêu cầu để tạo lại cấu trúc và sử dụng cấu trúc này để thiết kế ra khuôn bế phục vụ cho sản xuất.
– Đôi khi khách hàng cũng đặt các cơ sở in tạo mẫu thiết kế đồ họa cho mình, nhưng thông thường kỹ thuật viên chế bản không phải thiết kế ra hình ảnh đồ họa mới mà chỉ kiểm tra và điều chỉnh lại các thiết kế đồ họa để các hình ảnh này không bị lỗi khi xuất phim, khi ghi bản hay khi in.
– Đặt các hình ảnh thiết kế đồ họa vào đúng vị trí so với cấu trúc trong đó, dàn khuôn bế, xuất phim và chế tạo bản in.
1.6. Định dạng VRML (Virtual Reality Modeling Language):
VRML cung cấp giao diện chuyển tải thế giới 3 chiều đồ họa ảo đến người dùng web mà không cần phải dùng đến băng thông quá lớn. VRML dựa trên dạng tập tin ASCII và môi trường mô phỏng 3 chiều, do Silicon Graphics phát triển đầu tiên. Điều chủ yếu của VRML là những mô tả các đối tượng trong không gian 3 chiều (không phải là đồ họa thực sự) được truyền đến người dùng. Điều này làm giảm yêu cầu về băng thông và làm cho thế giới ảo có tính thực tế trên web. Một tính năng quan trọng khác là cho phép người dùng xem các đối tượng, đồng thời thay đổi kích thước của chúng. VRML cung cấp thông tin mô tả các đối tượng 3 chiều có thể quay được và có thể nhìn từ những khoảng cách khác nhau.
Mặc dù VRML là ngôn ngữ lập trình nhưng chúng ta không phải lập trình nhiều để tạo thế giới thực. Thay vào đó, chúng ta tạo thế giới thực bằng những công cụ vẽ và mô phỏng thế giới 3 chiều. Các tập tin VRML có phần mở rộng wrl (world).
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BAO BÌ
2.1. Thế nào là một bao bì tốt?
Quyết định bao bì tốt dựa trên một số yếu tố như: kích cỡ, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung và dấu hiệu nhãn. Khi đưa ra các quyết định về bao bì cần phải cân nhắc về:
Các chức năng của bao bì:
– Bao bì dùng để chứa đựng sản phẩm, để sản phẩm không bị rò rỉ, thất thoát, không thay đổi, biến dạng. Để chứa đựng tốt, bao bì cần phù hợp với kích thước và khối lượng của sản phẩm bên trong.
– Bao bì dùng để bảo vệ sản phẩm, làm cho sản phẩm không bị hư hỏng trong những điều kiện thay đổi bất lợi như: nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng… Để đáp ứng chức năng bảo vệ sản phẩm, bao bì phải giữ được sản phẩm bên trong nguyên vẹn như ban đầu về chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản. Những tính chất trên đòi hỏi lưu ý đến các vấn đề công nghệ, thiết bị và nguyên vật liệu… Bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất. Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp cho sản phẩm để được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm. Bao bì phải bảo đảm cho sản phẩm khỏi hư hỏng trong quá trình trưng bày, bảo quản ở kho… để hàng hoá tới tay người tiêu dùng trong điều kiện như được thiết kế. Để tăng cường khả năng bảo vệ trong vận chuyển, bao bì cần phải bền và phù hợp với yêu cầu chuyển chở từng món hàng trên mỗi toa tàu, toa xe…
– Bao bì còn để trình bày, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm. Trên bao bì có hướng dẫn sử dụng, qui định thời hạn dùng, mô tả thành phần cấu tạo, nêu lên những lưu ý đặc biệt. Tất cả những yếu tố trên được trình bày một cách hấp dẫn, đẹp đẽ… quảng cáo sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật của sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác… Bao bì phải đẹp và hấp dẫn. Màu sắc, hình ảnh, phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm. Màu phải bền với thời gian, với ánh sáng, phải giống nhau giữa các đợt in khác nhau. Khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng… Trong một số trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc như những bao bì dược phẩm.
– Ngoài các chức năng của bao bì: chứa đựng, bảo vệ, trình bày và quảng cáo, bao bì còn phải thoả mãn một số thuộc tính như: tính sử dụng, độ ổn định, được sự chấp nhận về môi sinh, có khả năng phân huỷ sau khi sử dụng, an toàn sử dụng cho trẻ em, tiện lợi trong sử dụng, dễ dàng khui mở cho người già, tiện mở và đóng kín trở lại, có thể kiểm tra được khối lượng bên trong khi sử dụng, tiện lợi trong quá trình lưu trữ… Đồng thời bao bì còn có chức năng pháp lý: Bao bì phải thích ứng với các tiêu chuẩn, luật lệ và các quyết định của thị trường mục tiêu, phải phù hợp việc quảng cáo sản phẩm, giá cả phân phối và các chiến lược tiếp thị khác.
Hiệu năng:
Tối thiểu khối lượng hoặc chi phí vật liệu được sử dụng để đạt được kết quả mong muốn.
Đồng bộ:
– Bao bì cấp 1 phải phản ánh tất cả giá trị, và trên hết, chúng phải phản ánh thực chất sản phẩm.
– Bao bì cấp 2 nên mang cùng thông điệp như bao bì cấp 1, cung cấp một sự bảo vệ thêm cho sản phẩm.
– Bao bì cấp 3 phải bảo đảm cho bao bì cấp 1 và cấp 2 được bảo vệ. Bên cạnh đó, bao bì cấp 3 phải có những ký hiệu hay thuật ngữ rõ ràng để dễ dàng hướng dẫn cho những người bốc dỡ.
– Bao bì phải vừa vặn, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian.
Tóm lại, các nhà sản xuất bao bì phải cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định xem sẽ phải làm như thế nào để bao bì phải là một thể thống nhất với sản phẩm bên trong và bao bì còn phải góp phần để gia tăng giá trị của sản phẩm. Chẳng những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản xuất mới, và vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.
2.2. Thiết kế bao bì như thế nào là tốt?
2.2.1. Về mặt công năng
Khi thiết kế bao bì chúng ta cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh để tạo ra được một bao bì tốt, trong đó yếu tố công năng của bao bì là quan trọng nhất. Khi thiết kế, ta cần tính toán khả năng chứa đựng và bảo vệ của bao bì sao cho nó chứa được các vật liệu bên trong một cách an toàn, vững chãi. Đồng thời bao bì phải dễ sản xuất, ít tiêu tốn nguyên vật liệu, chi phí sản xuất thấp. Bao bì phải có khả năng chịu lực tốt để thuận tiện trong quá trình vận chuyển và không được có phản ứng phụ với sản phẩm nó chứa.
Ví dụ: khách hàng cần mẫu hộp như hình vẽ, kích thước hộp là 80*45*100 (mm), giấy carton duplex 500 gsm. Ta sẽ thấy sự khác biệt về giá thành khi thay đổi một chút khi thiết kế mẫu hộp carton nhưng vẫn giữ nguyên kích thước.
Hình 1: Mẫu hộp cần sản xuất
Trường hợp 1: Thiết kế như mẫu A bên dưới
Hình: Mẫu thiết kế A
Với cách thiết kế A này, khi sắp xếp lên tờ in (1108 x 740 mm) ta có 12 hộp
Hình 2: Mẫu thiết kế A khi bố trí lên tờ in được 12 hộp
Nếu đổi sang thiết kế theo mẫu hộp B, chúng ta vẫn có hộp carton giống y như mẫu hộp A
Hình: Mẫu thiết kế A khi bố trí lên tờ in được 12 hộp
Với thiết kế hộp dạng này, cùng một kích thước tờ in và kích thước hộp, chúng ta được 16 hộp và tiết kiệm được 20% giấy.
Hình 3: Mẫu thiết kế B khi bố trí lên tờ in được 16 hộp
Tương tự như vậy, yếu tố giá thành vận chuyển cũng hết sức quan trọng và cần được tính toán kỹ lưỡng. Ví dụ dưới đây cho thấy việc thay đổi kích thước bao bì sẽ ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển như thế nào.
Nếu kích thước container: 591cm x 234 cm và thùng carton được thiết kế theo khổ 50 cm x 30 cm thì ta sẽ bố trí chất 90 thùng carton vào container theo hình dưới đây:
Hình: container: 591cm x 234 cm chứa được 90 thùng carton khổ 50 cm x 30 cm
Nếu thay đổi kích thước thùng carton thành 50 cm x 31 cm ta chỉ còn xếp được 79 thùng trong container. Như vậy với sự thay đổi kích thước thùng carton, khả năng chứa tăng thêm 2%, nhưng giá vận chuyển lại tăng lên đế 11%.
Hình 4: container: 591cm x 234 cm chứa được 79 thùng carton khổ 50 cm x 31 cm
2.2.2. Về tính mỹ thuật
Thiết kế bao bì là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản phẩm.
Việc thiết kế sẽ giúp một công ty thông qua bao bì, đồ họa và trưng bày góp phần hình thành hành vi mua của khách hàng, và đem lại cho họ một cảm nhận tốt về sự sạch sẽ, sự hấp dẫn và những thông tin cần thiết ban đầu về món hàng. Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế bao bì càng được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Do bao bì chính là phương tiện truyền thông thương hiệu một cách hữu hiệu và bền bỉ nhất nên nó phải truyền tải được những trải nghiệm về thương hiệu thông qua tổng thể cấu trúc và thiết kế. Bao bì phải là một phần có tác dụng hỗ trợ cho việc thể hiện tổng thể các đặc tính của thương hiệu.
Thiết kế bao bì là cái nhận ra sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh. Hầu hết các khách hàng muốn sản phẩm của họ được đóng gói để kinh doanh. Cùng với những yếu tố hình dạng của bao bì, thiết kế bao bì là một trong những tiêu điểm đầu tiên trong số yêu cầu của khách hàng. Và quá trình này bắt đầu với bộ phận thiết kế bao bì.
Việc thiết kế một bao bì tốt phải truyền cho sản phẩm một thuộc tính ẩn và thể hiện được chất lượng của sản phẩm. Việc thiết kế đạt được hiệu quả cao khi nó thoát khỏi những qui luật bình thường. Do đó, để việc thiết kế bao bì đạt kết quả cao ta có thể tham khảo 8 yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn thiết kế một bao bì đẹp, đó là:
• Sự phối hợp nhất quán
Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì tốt. Sự phối hợp nhất quán là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc, bố cục, phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và tất cả các yếu tố trên góp phần tạo nên một nét đặc trưng riêng cho mỗi sản phẩm của mỗi thương hiệu, giúp cho khách hàng có thể nhớ được những đặc tính riêng của sản phẩm đó. Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn khác nhau để tạo sự hấp dẫn, nhưng phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm đó.
Trong thời buổi hội nhập nền kinh tế, mỗi sản phẩm đều tuân theo một quy tắc nhất quán nhằm giúp thương hiệu tạo được sự tin cậy cho khách hàng.
• Sự ấn tượng
Bao bì thể hiện vẻ bề ngoài của sản phẩm, cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được một phần của sản phẩm bên trong bao bì. Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩm sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá đòi hỏi phải có sự chọn lựa kĩ từ chất liệu cho đến màu sắc thiết kế, thông qua đó thể hiện được “đẳng cấp” của người mua. Và điều này rất quan trọng, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện do đó con người còn quan tâm về tính mỹ thuật trên sản phẩm. Do đó sản phẩm gây được sự ấn tượng ở nơi khách hàng đó là một trong những bước thành công trong thiết kế.
• Sự nổi bật
Trên một kệ trưng bày không chỉ có một loại sản phẩm duy nhất mà còn có nhiều sản phẩm khác. Vì vậy sự nổi bật là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm đa dạng và phong phú khác. Và để có thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào để sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác. Khả năng sáng tạo cao cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mòn quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngoài thị trường. Tạo ra sự thu hút cho người mua hàng đó là mộït trong những mong muốn của nhà sản xuất.
• Sự hấp dẫn
Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản phẩm. Bao bì trong những ngành này có thể được xem như một phần của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Sản phẩm được thiết kế dành cho nam giới bao bì phải thể hiện được sự nam tính, khác hẳn với sản phẩm dành cho nữ giới với những đường nét mềm mại và quyến rũ.
• Sự đa dụng
Người tiêu dùng có nhận thức ngày càng cao hơn. Khi đứng trước sự lựa chọn sản phẩm, họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm đến mẫu mã bao bì và khả năng tái sử dụng cũng như khả năng phân huỷ sau khi đã sử dụng xong. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách thêm giá trị tái sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bao bì sữa tắm ngày nay thường có thêm móc để treo trong phòng tắm thuận tiện, hình dáng thon để cầm nắm được dễ dàng. Nắp đậy của của những chai Comfort làm mềm vải có thêm chức năng làm thước đo lượng sử dụng. Hộp bánh kẹo bằng thiếc rất sang trọng và khi dùng hết có thể sử dụng vỏ hộp để đựng linh tinh. Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm trở nên thông dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng.
• Chức năng bảo vệ
Đã là bao bì thì luôn phải có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy nhiên không thiếu những bao bì đã không xem trọng chức năng này. Bao bì phải được thiết kế sao cho bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất. Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp cho sản phẩm để được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.
• Sự hoàn chỉnh
Yếu tố này giúp cho việc thiết kể kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong của nó và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp với việc treo hoặc trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong hộp carton. Bút viết dành cho trẻ em phải khác với bút viết dành cho nguời lớn. Bút để kẹp trên áo khác với bút cất trong cặp. Rất nhiều yếu tố không phù hợp khi sử dụng cần phải được nhà thiết kế xem xét khắc phục để tạo cho bao bì ngày càng hoàn thiện hơn.
• Sự cảm nhận qua các giác quan
Một bao bì được người tiêu dùng cảm nhận là tốt thông qua việc nhìn ngắm, săm soi và chạm tay vào sản phẩm. Chúng ta thường ít chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà thường chỉ nhấn mạnh vào yếu tố bắt mắt. Nhưng xúc giác lại có vai trò quan trọng trong việc cảm nhận về chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm. Bao bì phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và phải truyền tải được một cách chính xác thông điệp thương hiệu nhằm khuyến khích quyết định mua hàng.
Hình 5: Cần phải lưu ý nhiều yếu tố để có được bao bì tốt.
Một công ty không thể bỏ qua một yếu tố nào trong tất cả những yếu tố trên vì nó sẽ làm mất đi một lợi thế không nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng những yếu tố này còn đòi hỏi phải tìm hiểu kĩ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến. Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối một sản phẩm và đối với bao bì sản phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế được nhanh hơn và hiệu quả hơn. Do đó để thiết kế bao bì tốt, người thiết kế cần lưu ý đến những yếu tố thiết kế chính – bao gồm màu sắc, nội dung, trình bày, hình minh họa, nghệ thuật in và nghệ thuật chụp hình – có vai trò cực kì quan trọng và chúng là một phần cách thức tác động đến đối tượng khách hàng của mình.
2.3. Quy cách thiết kế cấu trúc hộp gấp (mặt kỹ thuật)
2.3.1 Hướng thớ (sớ) giấy
Khi thiết kế cấu trúc hộp thì điều đầu tiên ta phải quan tâm tới chính là hướng thớ giấy của hộp. Trong bao bì hộp, hướng thớ giấy rất quan trọng bởi vì nếu sai hướng thớ giấy thì hộp sẽ không thể đứng vững được lâu trong không gian.
Hướng thớ giấy đúng phải là hướng theo chiều đứng của hộp vì nếu ngược hướng, hộp sẽ khó dựng. Các loại hộp đã dựng thường được xếp chồng lên nhau nên hướng thớ giấy cũng là hướng chịu lực.
Hình 6: hướng sớ giấy chính là hướng chịu lực
• Loại hộp gấp
Hộp gấp được thiết kế ra rất nhiều kiểu và rất đa dạng, chúng thường đặt theo tên gọi của các kiểu khoá, theo hình dạng cấu trúc, hoặc theo cách gấp đáy hoặc gấp đỉnh hoặc các đặc trưng khác. Việc thể hiện đồ họa thường thể hiện trên hai mặt, ba mặt, bốn mặt, năm mặt, hoặc trên nhiều mặt của bao bì. Một điều quan trọng ở đây là làm sao phải nắm bắt và thể hiện được đúng nội dung sử dụng cũng như hình ảnh của sản phẩm chứa đựng trong bao bì.
Trước tiên chúng ta cần xác định các kích thước của hộp giấy bìa cứng, chúng được xác định như sau:
L x W x D, trong đó:
L= Chiều dài hộp
W= Chiều rộng hộp
D= Chiều cao hộp
Hình 7: các kích thước của bao bì hộp.
Như đã đề cập ở các mục trên, có rất nhiều cách phân loại bao bì hộp gấp, ở đây chúng tôi chia làm hai loại: loại thông dụng (thường gặp) và loại ít thông dụng, chỉ dành cho một số sản phẩm đặc biệt (đại diện ở đây là loại hộp nhiều lớp).
2.3.1. Các dạng hộp gấp thông dụng
2.3.1.1 Dạng hộp gấp chuẩn:
Hộp có 4 mặt chính: mặt chính, mặt lưng và hai mặt hông.
Trong đó:
• Mặt chính: thường thông tin về tên sản phẩm, logo của công ty và hình ảnh quảng cáo về sản phẩm.
• Mặt lưng: thường thông tin về lợi ích, tác dụng khi sử dụng sản phẩm và thông tin về nhà sản xuất.
• Hai mặt hông: thường thông tin về thành phần chứa trong sản phẩm và cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Ba kích thước chính của hộp quyết định phần thể tích của hộp, khả năng chứa sản phẩm bên trong và là thông số quan trọng khi thiết kế maquette hộp, bố trí hộp trên tờ in.
Hộp bao gồm các thành phần sau:
1. Tai dán
2. Đường cấn
3. Đường bế
4. 5. 6. 7. Các đường cấn
8. Tai gài
Hình 8: các thành phần của hộp gấp chuẩn.
Tay gài và tai dán phụ thuộc vào trọng lượng của sản phẩm chứa bên trong. Nếu bề rộng của tay gài lớn thì hộp sẽ được cài chắc và ngược lại.
Khi đựng sản phẩm, hộp phải được dựng lên một cách dễ dàng để tiện cho nhà sản xuất vào sản phẩm. Do vậy, đáy hộp được thiết kế đặc biệt so với hộp gấp chuẩn. Đáy hộp được xem là phần quan trọng nhất của hộp vì: Đáy hộp là chính là phần chịu lực lớn nhất của sản phẩm chứa bên trong. Quyết định khả năng chứa đựng sản phẩm bên trong của hộp không chỉ phụ thuộc vào 4 đường gấp chính mà còn phải phụ thuộc vào phần đáy hộp.
2.3.1.2 Dạng hộp dán
Hình 9: cấu trúc hộp dán.
Cũng giống dạng hộp gấp chuẩn nhưng không có các tai gài mà các nắp và đáy hộp được dán dính vào nhau sau khi cho sản phẩm vào trong.
Hình 10: các thành phần của hộp dán.
2.3.1.3 Dạng hộp khoá và dán đáy:
Hình 11: cấu trúc của hộp khoá và dán đáy
Hộp bao gồm các thành phần sau:
1. Tai dán
2. Đường cấn
3. Đường bế
4. Tai gài
5. 6. 7. 8. Đường cấn
Điểm gài hộp là điểm nằm ngay chính giữa đáy (ở vị trí trọng tâm của đáy hộp).
Đường gấp cánh ở đáy có góc là 450.
Hình 12: các thành phần của hộp khoá và dán đáy.
2.3.1.4 Dạng hộp khóa đáy:
Hình 13: cấu trúc của hộp khoá đáy
Cũng giống hộp dán đáy nhưng khác ở cấu trúc đáy (lúc này chỉ khóa mà không dán).
Hình 14: các thành phần của hộp khoá đáy.
Các dạng hộp thường gặp khác:
– Hộp có nắp nằm một bên (Hình 1)
– Hộp gồm hai phần: nắp và đáy(Hình 2)
– Hộp gồm hai phần: phần ống và phần trượt
– Hộp được đóng khi phần trượt được đẩy vào ống. (Hình 3)
Hình 15: các dạng hộp khoá đáy thường gặp.
2.3.2. Hộp nhiều lớp (dạng hộp dành cho một số sản phẩm đặc biệt):
Vật chứa trong hộp thường có các tính chất sau: trọng lượng khá cao, dễ vỡ, hay bục, nhạy sáng, có mùi thơm, phản ứng với nước và có thể cả các loại hoá chất khác vv…. Do các tính chất riêng đó nên có rất nhiều loại sản phẩm cần có được sự bảo vệ đặc biệt. Để làm được các công việc này ngoài kiến thức mỹ thuật ra các nhà thiết kế cần phải hiểu mỗi loại sản phẩm cần chứa đựng trong những lớp bao bì đặc chủng hơn và có thể có thêm một lớp bọc ngoài hoặc chèn ép phía trong thích ứng hoàn toàn với nhu cầu của sản phẩm.
Nhiều nhà sản xuất đóng gói những sản phẩm vừa ra khỏi xưởng với những nhu cầu khác với bình thường. Lấy một vài sản phẩm làm ví dụ như các đồ uống, thực phẩm đóng chai lọ, các vật liệu dễ vỡ, các đồ dùng, dụng cụ kỹ thuật chính xác, các sản phẩm điện tử, các chất bảo quản, hay thậm chí phục vụ cho quốc phòng vv…Trong mỗi trường hợp, khái niệm bao bì phải được thiết kế trong sự cộng tác gần gũi với nhà sản xuất sản phẩm. Thường một công ty có một bộ phận cơ khí riêng, điều này làm mọi việc dễ dàng hơn cho nhà thiết kế để thực thi những giải pháp có tính cải cách.
Bởi những yêu cầu nêu trên mà khâu thiết kế cũng có các yêu cầu kỹ thuật riêng biệt để đáp ứng.
2.3.2.1 Kiểu hộp nhiều lớp có quai xách khoá luồn:
Ở kiểu hộp này nhà thiết kế đã sử dụng vật liệu carton sóng nhỏ 3 lớp có tác dụng chống va đập cho các loại sản phẩm dễ vỡ hoặc các sản phẩm là các thiết bị công nghiệp. Với loại vật liệu này nhà thiết kế có thể minh họa hình ảnh in offset lên bao bì như các loại vật liệu carton khác.
Trong hình minh hoạ bên dưới, tấm bịt đỉnh được thiết kế liền với khoá, phần quai xách tấm A và B được gập ép sát với nhau cùng với việc cấu tạo hai tấm bịt đỉnh gập chéo xuống tạo lên một quai xách lõm có độ dày bốn lần carton không ảnh hưởng tới diện tích khi vận chuyển hàng, thêm một lần nữa hai bên có khoá chặn C và D gập sát nhau tạo ra một kiểu quai xách phía trên hộp rất duyên dáng. Trong thiết kế này còn tận dụng phần còn lại của carton ở cửa 1-2-3-4-5-6 để làm tấm đệm cho sản phẩm. Bao bì được đóng bằng máy và có thể đóng sản phẩm bằng tay và có thể chứa đựng các loại sản phẩm có tải trọng nặng. Bao bì được chuyển đến nơi đóng sản phẩm không bị mất diện tích khi vận chuyển.
Phần cấu tạo chi tiết của cấu trúc:
1. Ô chỗ thủng bày sản phẩm 1a-2a-3a-4a-5a-6a cắt đứt một bên, phần còn lại đẩy vào làm tấm đệm.
7. Tay cầm đúp hai lớp
8. Các nếp gấp ghép thụt vào lớn vào bằng bề dày của bìa
9. Sơ đồ cấu trúc của carton sóng nhỏ 3 lớp
10. Hai lớp phủ ngoài
11. Lớp sóng giữa
Hình 16: cấu tạo chi tiết của hộp nhiều lớp có tay xách và khoá luồn.
2.3.2.2 Kiểu hộp nhiều lớp có ô phụ đựng sản phẩm:
Mẫu thiết kế này tạo thêm được một ô phụ phía trên nắp hộp dùng để chứa đựng các thiết bị phụ của sản phẩm, bằng cách sử dụng thêm một tấm đính phụ ghép phụ vào trong thân hộp, nó đảm bảo sự tách biệt đối với sản phẩm chính. Phía ngăn sản phẩm chính ta dùng thêm tấm chèn xốp để giữ cố định cho sản phẩm. Thiết kế này rất phù hợp với việc đóng gói các sản phẩm công nghệ cao.
Phần cấu tạo chi tiết của cấu trúc:
– Cánh dán
– Cánh khoá đỉnh: kích thước cánh khoá a = khe khoá ma sát b
2a = 2b
– Cánh khoá đáy: kích thước cánh khoá a = khe khoá b
3a = 3b
– Các nếp gấp ghép thụt vào lớn bằng bề dày của bìa
– Khoá giữ sản phẩm
– Tai mở đỉnh
– Móc mở đỉnh
– Hai lớp phủ ngoài
– Lớp sóng giữa
Hình 17: cấu tạo chi tiết của hộp nhiều lớp có ô phụ đựng sản phẩm.
2.3.2.3 Kiểu hộp nhiều lớp bọc khoá cài đáy
Thiết kế được minh họa dưới đây là loại bao bì bán lẻ mang tính phô diễn sản phẩm và được gọi là kiểu hộp nhiều lớp bọc khoá cài đáy. Bản thân các thành hộp trở thành các tấm đệm lót cho sản phẩm khi xếp thùng vận chuyển. Nó rất phù hợp để sử dụng đóng ở một số máy riêng và có tính kinh tế cao. Phần thiết kế đồ họa được vận dụng tối đa các khoảng trống lớn còn lại để quảng cáo thương hiệu.
Phần cấu tạo chi tiết của cấu trúc:
– Phần trưng bày sản phẩm
– Cánh khoá đáy: Kích thước cánh khoá 2 > khe khoá 3 một khoảng bằng 2mm
– Khe khoá đáy: Kích thước khe khoá 3 < cánh khoá ma sát 2
– Cánh đỡ sản phẩm
Hình 18: cấu tạo chi tiết của hộp nhiều lớp bọc khoá cài đáy.
2.4. Các thông số kỹ thuật cần lưu ý khi thiết kế bao bì
Khi thiết kế bao bì hộp, cho dù chúng ta thiết kế loại hộp như thế nào, chúng ta đều phải quan tâm đến các thông số sau:
– W (Width): chiều rộng hộp.
– L (Length): chiều dài hộp.
– D (Depth): chiều sâu (hay cũng chính là chiều cao) của hộp.
Hình 19: Các kích thước của bao bì hộp
– Độ dày giấy
Cần lưu ý để tính toán độ chênh lệch giữa các đường cấn trên các bề mặt của hộp. (Bởi vì khi gấp hộp thì có nắp này, tai gài này chồng lên nắp hay tai gài khác của hộp và do đó sẽ chênh nhau một khoảng bằng độ dày giấy.)
Hình 20: độ dày giấy
– Độ dày dao cấn (CTBK)
– Độ bù đóng nắp (OFST): Khoảng rộng chừa giấy để cho khi đậy nắp hộp thì chỗ đó không bị gờ lên làm ảnh hưởng tính thẩm mỹ của cấu trúc hộp.
Các đại lượng đơn vị độ dài khác còn lại nếu cần bù trừ đều phải được tính trên cơ sở quan trọng nhất là hai thông số độ dày giấy và độ dày dao.
– Các góc trên mặt đáy, mặt nắp, tai gài của hộp
Cần đặc biệt chú ý với các loại hộp gài đáy, khóa đáy (góc nào phải luôn là 450, góc nào cần vát để dễ làm khuôn, góc nào cần lớn hơn / nhỏ hơn giá trị là bao nhiêu để hộp đứng vững trong không gian, để dễ dán, để mang lại tính thẩm mỹ cho hộp…)
– Bán kính các góc bo
Thông thường để dễ làm khuôn, các góc của mẫu hộp phải được bo tròn với bán kính góc bo tùy thuộc vào kích thước hộp và vị trí của góc bo trên hộp.
Nguồn : Sưu tầm