Các giải pháp chế bản dùng trong sản xuất bao bì
Ngành công nghiệp bao bì là một trong những thị phần có sự tăng trưởng đều đặn và chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành công nghiệp in trên toàn thế giới. Sau đây là một số số liệu thống kê năm 2001
Tổng giá trị in của bao bì trong ngành công nghiệp in là 425 tỷ Euro trên toàn thế giới được phân bố theo vị trí địa lý như sau:
Bắc Mỹ 115 tỷ Euro ( 27%), Tây Âu 125 tỷ Euro ( 29.4%), Nhật Bản 75 Euro ( 15.3%), Châu Á 58 Euro ( 13.5%) , Châu Mỹ Latin 28 Euro DM ( 6.5 %), Phần còn lại 34 tỷ Euro ( 8.2 %).
425 tỷ Euro khi phân chia theo các chủng loại bao bì chúng ta có các số liệu như sau: Bao bì chất dẻo –plastic 125 tỷ Euro ( 29%), Thuỷ tinh 30 tỷ Euro ( 7.5 %), Kim loại 110 tỷ Euro (26 %), Bao bì khác 22 tỷ Euro ( 5%), Hộp cứng –carton 30 tỷ Euro ( 7%), Bao bì giấy 110 tỷ Euro ( 26 %). Dựa trên các số liệu này chúng ta thấy bao bì giấy carton, nhãn hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất và xu hướng sẽ tăng lên vì các lý do bảo vệ môi trường. Chất dẻo và các vật liệu khác sẽ không có sự tăng trưởng đáng kể. Kỹ thuật in đóng vai trò quan trọng nhất trong việc sản xuất bao bì giấy và nhãn hàng là kỹ thuật in offset . Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này chúng tôi xin được trình bày một số xu hướng và kỹ thuật đặc biệt của quá trình chế bản in offset đáp ứng với các yêu cầu chuyên biệt của bao bì
Quá trình sản xuất bao bì.
Nhìn từ khía cạnh in và gia công của quá trình sản xuất bao bì chúng ta nhận nhấy quá trình này có các đặc thù như sau. – Thông thường có tráng phủ verni toàn phần hay từng phần. – In nhiều màu , ngoài bốn màu cơ bản còn có nhiều màu pha, nhũ kim loại – Bế, dập nổi, cán lằn , vv – Loại vật tư đặc biệt vd giấy decan, mực UV , khổ in khác với chuẩn tạp chí A4 – Gấp , dán – Quá trình tạo mẫu rất phức tạp và kéo dài bao gồm nhiều công đoạn. Một sản phẩm bao bì được bắt đầu sản xuất từ công đoạn thiết kế các chức năng của bản thân bao bì đó. Các chức năng này phụ thuộc vào loại hàng hóa mà nó chứa cũng như các chức năng khác như quảng cáo , thuận tiện trong sử dụng vv. Việc thực hiện thiết kế chức năng này thông thường được thực hiện trên các hệ thống CAD. Các thông tin quan trọng cho việc sản xuất in sau này là các thông tin như , khổ cắt hình dạng khuôn bế , mẫu gấp. Thông thường bao bì sẽ được chế tạo đơn chiếc nhằm mục đích thử nghiệm trên các hệ thống CAD/CAM. Nếu bao bì này được chấp nhận , thỏa mãn các yêu cầu đặt ra thì bắt đầu quá trình sản xuất hàng loạt trong đó bao gồm in và thành phẩm. Các hệ thống CAD sẽ thực hiện việc tối ưu hóa diện tích tờ in cũng như sơ đồ khuôn bế. Các thông tin này ở dạng CFF2 và được dùng trong các hệ thống chế tạo khuôn bế trên cơ sở CAD/CAM . Việc chế tạo khuôn bế này được thực hiện cùng lúc với quá trình chuẩn bị in.
Kết thúc quá trình thiết kế chức năng thì công đoạn kế tiếp là thiết kế đồ họa nhằm mục đích quảng cáo và thông tin. Các ứng dụng dùng trong công đoạn này là các phần mềm đồ họa phổ thông như Illustrator, FreeHand , Corel hay các phần mềm chuyên nghiệp như ArtPro . In thử đóng một vai trò quan trọng trong công đoạn này . Một kỹ thuật rất đặc thù của công đoạn này là tạo ra các mô hình 3-D trên CAD . Dựa trên các file CAD người ta còn tạo ra ra các sơ đồ phủ verni tương ứng với khuôn bế cũng như chế tạo các bản caosu cho các đơn vị tráng phủ từng phần trên máy in offset bằng các máy cắt CAD/CAM.
Quá trình in sẽ được bắt đầu với việc chế bản. Khó khăn hiện tại là việc chế bản in phải chính xác với khuôn bế cũng như khuôn tráng verni. Quá trình chế bản này phải thỏa mãn các đòi hỏi khắt khe của các công đoạn gia công tiếp theo sau vd cắt vv. Giải pháp là các chương trình dùng trong chế bản phải có khả năng nhận các dữ liệu CFF2 của khuôn bế , khuôn tráng verni từ các hệ thống CAD và căn cứ trên đó tiến hành dàn trang điện tử để chế tạo khuôn in. Căn cứ trên các trang bình điện tử này các thông tin cần thiết sẽ được tạo ra phục vụ việc thiết lập thông số một cách tự động cho các máy in và máy thành phẩm sau này. Các thông tin này phải ở dạng CIP3-PPF hay JDF
Giải pháp của Heidelberg cho chế bản in phục vụ bao bì.
Để thoả mãn các đòi hỏi đặc thù của việc in và gia công bao bì Heidelberg đã phát triển các sản phẩm chuyên biệt phục vụ nhu cầu này, trong đó quan trọng nhất là phần mềm SignaPack. Một phần mềm bình trang điện tử với chế độ nhân bản ( step & repeat ) trên cơ sở các file CAD-CFF2 cũng như các chức năng đặc thù của bao bì như trèn thêm Barcode, đánh số tự động , tạo các bản phủ verni, vv. Các sản phẩm khác của Heidelberg cũng được sử dụng rộng rãi trong bao bì như Supertrap – giải pháp trap chuyên nghiệp, quản trị màu –in thử, Với khả năng là một nhà cung cấp giải pháp in toàn bộ từ chế bản –in tới thành phẩm toàn bộ quá trình in , gia công thành phẩm có thể được tự động hóa dựa trên cơ sở các thiết bị in của Heidelberg và thông qua định dạng file CIP3-PPF hoặc JDF. Các thông số phục vụ in và thành phẩm có thể được tạo ra từ SignaPack là các thông số sau: – Tự động chỉnh mực in cho các máy in Heidelberg có trang bị PresetLink – Tự động chỉnh chồng màu với các máy in có Autoregister – Lập chương trình cắt cho máy Polar có trang bị Compucut
Như trên ta thấy quá trình in bao bì là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều công đoạn, giải pháp cho toàn bộ vấn đề là phải liên kết tất cả các công đoạn với nhau nhằm thiết lập một hệ thống CIM .
Heidelberg với vai trò một nhà cung cấp thiết bị in toàn bộ có sẵn các giải pháp phục vụ cho mọi nhu cầu dù là chuyên biệt nhất của quá trình sản xuất – in bao bì. Nguồn: vietnamprint (theo Hiệp hội bao bì Vietnam) |