Áp lực trong in offset và phương pháp bọc ống.
Nhiệm vụ của người thợ in phải tính toán cách bọc ống sao cho áp lực của các ống không tạo ra sự ma sát bề mặt bản in để không bị mài mòn, các điểm tram không bị biến dạng, cũng như độ dài của hình ảnh in trên giấy không dài hoặc ngắn hơn hình ảnh của bản in khi trải phẳng ra.
Người thợ in cũng thường gặp những trường hợp điểm tram bị đúp đầu hoặc đúp đuôi mà không biết được nguyên nhân.
Hy vọng qua bài viết này và sự đóng góp của các bạn chúng ta sẽ tìm được nguyên nhân của các hiện tượng trên.
Câu chuyện đầu tiên sẽ là sự dài ngắn của hình ảnh trên tờ in so với hình ảnh trên bản in.
Thường chúng ta canh bọc lót theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhưng cái mình cần là hiểu được tại sao như thế?
Có nhiều bạn máy móc hiểu ống bản lớn hình ảnh in trên giấy ngắn hơn và ngược lại ống bản nhỏ hình ảnh in dài hơn.
Câu hỏi ở đây là tại sao?
Và có thể tính toán được độ dài hay ngắn hơn bằng một công thức toán học không? Hay chúng ta cứ thử nghiệm bọc tới bọc lui cho đến khi đúng?
Trong công thức trên
∆L = – aL/R
Ta còn phụ thuộc vào R. Đây là công thức mình tính ra từ 2010, nay mới tìm ra thêm một công thức nữa không phụ thuộc vào R.
∆L = 2xπa
Trong đó x = L/chu vi ống bản.
Mời bạn xem thêm một số hình ảnh, để có cái nhìn chính xác hơn !