.Vào xưa khi điện vẫn còn là thứ xa xỉ thì việc in ấn vẫn hoạt động bình thường. Sau này nhờ có điện mà in ấn tốt hơn. Vậy Không có điện có in lụa được không? Câu trả lời là có . Vậy cách in lụa khi cúp điện là gì? Cùng Mình tìm hiểu nhé.
In lụa?
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
cách in lụa khi cúp điện
Từ cách xưa người ta sẽ dụng ánh sáng mặt trời thay những đèn như hiện nay.
* Để thực hiện được bạn cần lưu ý vài điều sau đây :
– Bạn đưa khung sao cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào và không để một bóng nào chiếu vào khung ví dụ như bóng của bạn, bóng của một cành cây nào đó.
– Vì ánh sáng trời rất mạnh nên khi pha keo bạn pha hơi nhiều chất bắt sáng một chút so với chụp đèn
– Nếu trời mưa (mưa lắc rắc nhỏ) thì bạn nhờ một người lâu lâu lau các giọt nước bám trên kiếng
– Giấy bạn dùng để lót nếu có màu đen sẽ tốt hơn (thôi thường dùng loại giấy than đen)
– Một ít nước âm ấm khoảng 40-50 độ và một ít tắc hoặc chanh sẽ giúp bạn không ít
– Hơ khung (Khâu quan trọng đấy) :
Tôi có thể hơ bằng bất cứ loại bếp nào (bếp than, bếp ga, bếp dầu, bếp điện trong trường hợp này thì không có điện) nhưng tôi khuyên các bạn mới làm nên dùng bếp than, vì bếp than bạn nhóm sao cho đừng có nhiều lửa ngọn thì sẽ an toàn cho khung của bạn hơn các loại bếp khác. Nhóm bếp than xong bạn quét keo và dùng bàn tay đưa đến bếp than tìm điểm phát ra hơi nóng nhất của bếp. Cầm khung đưa từ trên cao xuống sao cho bạn cảm thấy khoảng cách như vậy không làm cháy khung và độ nóng như vậy làm keo trên khung khô từ từ, bạn phải chú ý là đừng để sức nóng làm keo khô nhanh quá, bạn đừng để khung yên một chỗ mà dùng 2 tay lắc nhẹ nhẹ khung sao cho phạm vi đó khô đều xong chuyển sang chỗ khác. Vài lần đầu có thể không đều nhưng dần dần có kinh nghiệm bạn sẽ được thôi mà. Nơi bạn hơ khung cũng đừng sáng quá nhé, nếu không keo sẽ bị chết do ánh sáng
– Chụp khung :
Bạn lấy một miếng kiếng (nhỏ lọt lòng cái khung) để trên một cái ghế, đặt một vài tờ giấy lên kiếng, sau đó úp khung lụa lên và đặt phim cần chụp lên (nhớ đặt phim ngược lại so với chụp đèn nhé), dùng một miếng kiếng sạch, trong suốt đè lên trên ép các tấm phim đó sát với mặt khung sau đó dùng 2 tay bóp mạnh 2 miếng kiếng lại đem ra nắng chụp (kiếng phải tương đối dày để không bị bạn bóp vỡ), hoặc bạn có thể cầm luôn cả cái ghế theo để làm điểm tựa cho để ép miếng kiếng bên trên, nếu bạn ép không sát thì chất lượng không được như ý đâu
Tùy theo ông trời lúc đó như thế nào mà bạn quyết định đem khung vào, ở đây là kỹ thuật nhìn màu sắc của keo, vì nắng buổi sáng khác, nắng buổi trưa khác, buổi chiều tà khác, trời âm u hay mưa nhỏ cũng khác hay đang chụp lúc nắng gắt mà tự nhiên ổng dịu lại cũng khác, do đó bạn phải nhìn màu keo mà quyết định, với các bạn mới làm mình khuyên bạn nên tập vào lúc trời nắng tốt vì nếu nắng tốt thì thời gian chụp khá nhanh (khoảng từ 20 đến 25 giây), do thời gian ngắn nên ánh sáng trong khoảng thời gian đó ổn định và tỷ lệ thành công của bạn cao hơn. Keo mới hơ xong có màu vàng tươi khi bạn cho ánh sáng chiếu vào bạn nhìn kỹ thấy nó đang vàng chuyển màu nhẹ xuống vàng sậm hơn là được (cái này phải có kinh nghiệm và làm nhiều lần mới có được) bạn có thể so sánh màu của nó với một khung lụa được chụp bằng đèn để xem độ vàng của nó . Mới làm bạn nên chọn những tấm phim nhỏ, các nét chữ cũng không quá mảnh mà tập. Sau khi bạn đã làm được thì có thể chụp bất cứ lúc nào miễn là đừng tối quá hay trời mưa to quá.
Khi đã thành thục có một làn nào đó mà bạn thấy nó hơi già (do để hơi lâu) bạn dùng nước âm ấm tưới lên nó, mặt trong và mặt ngoài để keo ở chữ dễ trôi ra hơn (có thể áp dụng với chụp đèn). Sau khi rửa xong bạn đem vào hơ và in thôi, ở khâu này bạn nên dùng bông gòn thấm bớt nuớc trên khung để hơ cho nhanh, hơ chữ thôi còn mấy chỗ khác đem phơi nắng cho khỏe.
Khi hơ xong bạn kiểm tra lại, nếu có chỗ nào đó trên khung nó hơi già tức là hơi bị bít đó (có thể là do bạn quét keo không đều hoặc hơ chỗ đó quá khô) thì bạn lấy thuốc tím pha loảng ra thoa lên chỗ đó, dùng chanh hoặc tắc bóp lấy nước rồi thêm một ít nước lạnh cho nồng độ loãng ra rồi dùng bông thấm nước đó chà nhẹ lên chỗ có thuốc tím mục đích là để tẩy nhẹ chỗ đó cho chữ ra đều hơn (với những khung chụp bằng đèn nếu bị như vậy bạn cũng có thể áp dụng cách này), nồng độ thuốc tím và nước chanh như thế nào thì bạn thử vài lần sẽ rút ra được kinh nghiệm. Sau khi kiểm tra nếu thấy chất lượng chấp nhận được bạn có thể in, còn nếu không làm lại chứ nếu xấu quá in mất uy tín, mất khách hàng.
– Cách chụp này bạn có thể chụp được cả những tờ giấy photocopy, hồi xưa mình làm đâu có máy vi tính mà đánh phim, khi in những cuốn sách như tử vi, bói toán, sách kinh kệ cho mấy bà mê tín đem cúng chùa (mấy cái này nhà nước cấm in à nhe), đánh vi tính thì mắc, cả tỉnh có mỗi một dịch vụ à, độc quyền nên mắc lắm, (làm phim cả cuốn sách nó hét cả mấy trăm), mình đem ra phô tô về xịt dầu lửa lên rồi xấy khô là thành tấm phim hì hì hì
– Có thể mới làm bạn sẽ gặp rắc rối như chụp không đựơc, mất thời gian, hoặc giả như bạn lỡ tay hơ quá thấp làm cháy khung (lúc học nghề mình lập 1 kỷ lục khó phá – 1 ngày làm cháy 2 cái khung) sẽ làm bạn nản chí, nhưng mình tin bạn sẽ làm được nếu bạn chịu khó luyện tập, nó sẽ giúp bạn không phải ngồi chơi xơi nước cả ngày khi mất điện, hoặc là trễ hẹn giao hàng cho khách.