Trong quá trình in , mỗi lần truyền một lớp mực từ bề mặt này sang bề mặt khác sẽ xảy ra quá trình tách đôi lớp mực . Mực in có khuynh hướng chống lại sự phân tách này và sự trở kháng này được gọi là độ tách mực hay độ keo dính . Độ tách mực được quyết định bởi độ nhớt của mực in ( viscosity ) .Độ nhớt là thước đo trạng thái của một chất lỏng với các chất loãng , người ta gọi là độ nhớt thấp . Ngược lại với các đặc chất , người ta gọi là độ nhớt cao . Nếu so sánh với độ nhớt của mực in , sơn và mực viết thì mực in có độ nhớt cao nhất , kế tiếp là sơn và cuối cùng là mực viết . Độ nhớt của mực in chủ yếu do chất kết dính quyết định . Nếu pha thêm vào mực các chất làm loãng hoặc các loại vecni có độ nhớt khác nhau thì người thợ in có thể thay đổi được độ nhớt của mực . Độ nhớt của mực in sẽ thay đổi khi mực in được truyền từ máng mực đến bảng in theo tốc độ in và điều kiện môi trường xung quanh . Đặc tính thay đổi này được gọi là tính xúc biến ( thixotropie ) . Đây là đặc tính chỉ ra sự chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc khi đứng yên . Như vậy độ tách dính của mực được quyết định bởi độ nhớt ( đôi khi còn gọi là độ sệt hay độ quánh ) của mực và độ nhớt lại thay đổi qua tính xúc biến của mực trong quá trình in . Độ nhớt càng cao thì độ tách dính của mực càng cao .
Hãy tưởng tượng rằng khi ta sơn một lớp sơn có độ nhớt ( độ sệt ) cao hơn lên trên một lớp sơn chưa khô có độ sệt thấp hơn thì rất khó sơn , đó là chưa kể lớp sơn in trước đó sẽ bị lột ra . Ngược lại nếu sơn một lớp sơn có độ nhớt thấp hơn lên một lớp sơn có độ nhớt cao đã được sơn trước đó thì quá trình sơn sẽ diễn ra dễ dàng hơn . Mực in cũng tương tự như vậy .
Khi in offset 4 màu , trên máy in cuộn hoặc tờ rời , các màu mực được in theo một thứ tự nhất định . Chuỗi thứ tự in chồng màu thông thường là :Đen – Cyan – Magenta – Vàng hoặc Cyan – Magenta – Vàng – Đen .
Khi nghiên cứu chuỗi thứ tự in chồng màu Đen –Cyan –Magenta –Vàng , ta thấy màu đen của đơn vị in đầu tiên sẽ được in lên bề mặt giấy . Kế tiếp là màu Cyan . Tuỳ theo độ phủ bề mặt của mực in Cyan mà một lượng màu Cyan sẽ được truyền lên các vùng trắng chưa được in của bề mặt giấy , phần còn lại sẽ được truyền lên vùng mực màu Đen đã được in trước đó . Qúa trình này được lặp lại cho màu Magenta và cuối cùng là màu Vàng .
Mục tiêu của chúng ta là phục chế chính xác và đầy đủ màu sắc của bài mẫu trên tờ in . Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều khâu trong đó khâu rất quan trọng là chế bản . Giả sử rằng các quá trình phục chế trước khi in đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật thì mới có được quá trình phục chế chính xác :
1. Các màu mực in phải sạch và có tông màu chuẩn xác : đây là yếu tố được quyết định bởi các nhà sản xuất mực in .
2. Mực phải được truyền lên nhau một cách chính xác.
Thí dụ cần phải có một lượng màu Magenta được truyền lên bề mặt của màu Cyan để tạo ra màu Blue . Nếu lượng màu Magenta vì một lý do nào đó không được truyền hết lên bề mặt của tờ in đã được phủ màu Magenta trước đó thì ta không thể nào phục chế chính xác được màu Blue dù cho chế bản có chính xác đến đâu đi nữa . Tương tự như vậy lượng mực màu Vàng phải được truyền lên màu Cyan với một độ phủ ( mật độ ) đủ để có được màu xanh lục chính xác .
Theo khảo sát của tiến sĩ De Goeji thì mực truyền từ bản in lên tấm cao su theo tỉ lệ 0,5 , tỷ lệ này sẽ lớn hơn khi dùng bản kim loại 2 lớp ( khoảng 0,55 ) và ở mức tối thiểu khi dùng bản mài có hạt thô ( khỏng 0,45 ) . Lượng mực truyền từ tấm cao su lên giấy theo tỷ lệ 75 – 85 % , thường là 80 % . Nói cách khác , nếu lớp mực trên bản in là 10 thì khi chuyển sang tấm cao su chỉ còn 5 và khi chuyển xuống giấy chỉ còn là 4 . Như vậy giấy chỉ nhận được 4/10 lượng mực có trên bản in .
Trong điều kiện lý tưởng , việc thiếu mực trên giấy nên nhiều hơn là thiếu mực trên tấm cao su . Theo cách naỳ mực sẽ truyền đầy đủ từ tấm cao su xuống lớp mực đã được in trước đó trên bề mặt của giấy .
Khi màu mực đầu tiên được in lên giấy , vì giấy xốp ( do các đặc tính của các xớ sợi hay chất phủ bề mặt ) nên nó có khả năng hấp thu đủ lượng mực truyền lên . Tuy nhiên khi mực in ướt đã nằm trên bề mặt giấy thì độ tách mực của nó phải cao hơn độ tách mực của các màu in tiếp theo .
Vì lẽ đó sự thay đổi dần độ tách dính của mực là yếu tố quan trọng để có sự truyền mực tối ưu . Lớp mực in đầu tiên thường có độ tách dính cao nhất ( độ nhớt cao nhất ) – cao hơn khoảng 0,1 hay 0,2 đơn vị trên máy đo độ nhớt của mực , các mực in sau nên có độ tách dính giảm dần để hỗ trợ cho việc truyền mực tiếp theo . Lượng khác biệt về độ tách dính giữa cácmàu mực tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố biến đổi , đầu tiên là giấy .
Rõ ràng là độ tách dính của lớp mực in đầu tiên chỉ cần vừa đủ lớn để giấy có thể nhận mực mà không bị lột giấy . Màu mực in cuối cùng không nên có độ tách dính quá thấp nếu không thì các điểm tram in ra sẽ quá sắc nét .
Vì lẻ đó nhà sản xuất mực phải đo đạc và điều chỉnh lại độ sệt của mực theo thứ tự in chồng màu và hầu như không thể làm cho độ tách dính của các màu khác thấp hơn nếu không có sự nhiễm nướcvào mực .
Trong các trường hợp này , các nhà sản xuất mực có thể tận dụng đặc tính hút mực của giấy , đặc tính này làm cho mực in có khuynh hướng bị hấp thụ vào trong các phần tử cellulose của giấy không tráng phấn và làm tăng độ tách dính tạo điều kiện cho cáclớp mực kế tiếp được truyền lên . Do vậy các nhà sản xuất mực chỉ cần sản xuất các màu mực có cùng độ tách dính .
Ngày nay , việc đo kiểm tra việc truyền mựcrất dễ dàng nhờ vào các chương trình tính toán được cài đặt sẵn trên máy đo mật độ để tính ra tỷ lệ % mực in được truyền . Việc đo được tiến hành bằng cách đo mật độ màu mực in đầu tiên và mật độ các lớp mực in tiếp theo cũng như mật độ tổng cộng qua việc chọn lựa các kính lọcmàu thích hợp theo các công thức sau . Thông thường việc tính toán đượcdiễn ra tự động trên máy đo mật độ nhưng người đo phải biết thứ tự in chồng màu .
(St)