Màn hình chuẩn nhất là loại màn hình có hỗ trợ đồ hoạ, thường là Trinitron của các Hãng Sony, Apple, Viewsonic, ADI, Mitsubishi (Diamon)…, các loại màn hình đời mới thông dụng hiện nay như Samsung, LG, Proview… thường là flatron, không có hỗ trợ này. Màn hình LCD nhìn trông mịn, đẹp, nhưng không thực. Nếu bạn kết xuất để in kỹ thuật số, Lab… thì không sao. Nhưng để in offset thì phải đảm bảo rằng, những gì bạn thấy trên màn hình phải là những gì sẽ được in ra.
RGB là chế độ màu hiển thị trên màn hình, có dãi tần 256 bước, chính là màu của 3 tia âm cực của ống đèn hình Red, Green, Blue được hoà trộn và tác động lên các tế bào thị giác làm cho ta có cảm giác về màu sắc và thiên về màu sáng. Trong khi đó, mực in offset thực chất là một lớp thấu kính, mà ánh sáng sau khi xuyên qua lớp mực, sẽ bị hấp thu (hoàn toàn hoặc 1 phần) phần còn lại sẽ phản xạ qua nền trắng của giấy và tác động vào mắt người tạo ra cảm nhận về màu sắc. Các màu dùng trong in ấn là màu C (Cyan – xanh lam), M (Magenta – đỏ cánh sen), Y (Yellow) với dãi tần 100 bước, màu đen (K) được bổ sung vào hệ màu này -CMYK- Nhằm tăng cường độ tương phản, tạo độ sâu cho hình ảnh vì 3 màu CMY, khi hỗn hợp toàn phần sẽ không cho được màu đen tuyền, Vì thế hệ này lại thiên về màu tối và được gọi là hỗn hợp màu cộng, trái với RGB là hỗn hợp màu trừ. Do sự chênh lệch về không gian màu giữa 2 hệ màu RGB và CMYK (RGB có không gian màu rộng hơn) nên khi convert từ RGB sang CMYK, màu sẽ hơi bị sẫm đi. Điều đó là không tránh khỏi. Những bức ảnh có màu sáng thì sự chênh lệch này càng lớn.
Trên tờ in thực tế màu ngả về xanh và sáng hơn so với trên màn hình
Tôi luôn luôn chỉnh màn hình (bằng Adobe Gama) mỗi khi di dời vị trí đặt màn hình và nguồn sáng môi trường thay đổi. Thậm chí sau khi chỉnh cần test lại bằng cách – đơn giản nhất – so sánh file gốc với những sản phẩm đã được in ra.
Chúc bạn thành công !
Nguồn: Vietnamprint