Khách hàng đưa file pdf nội dung và yêu cầu in lót trắng hay tráng phủ cục bộ thì phải làm sao?
Khó khăn đầu tiên là không biết dùng AI hay Corel nên tôi phải tìm giải pháp sao cho với vài clicks ta có thể thực hiện in lót trắng hay tráng phủ cục bộ.
Giải pháp thì nhiều , để chuẩn bị file ta có #Packedge , #ArtPro+ , để layout ta có #Plato, #SignaPack , để chuẩn bị file cắt ta có #ArtiosCad, #PackagingDesigner ( Engview). Nghe không đã chóng mặt rồi phải tìm cái gì đó đơn giản hơn.
i-cut Preflight
–Hình 1: Load file lên và tạo đường cắt tùy theo nhu cầu
Ở đây có thêm một tính năng thú vị đó là tạo các nick . Thay vì cắt toàn bộ đường bao ta chừa lại một số điểm khoảng 1mm không cắt để nhãn hàng không dễ bong ra khỏi đế hoặc không rời ra hoàn toàn khi cuộn lại.
Xem hình 2 . Các điểm tròn là vị trí nick.
Xem hình 3: Tạo lót trắng theo nhu cầu – ở đây tạo lót trắng với bleed 1mm.
Lót trắng hay phủ varnish cũng tương tự. Layer này có thể được ghi bản cho việc in lót trắng hay in varnish gốc dầu. Đưa đi tạo bản flexo để tráng phủ từng phần. Một trường hợp khác là dùng máy cắt để cắt cao su tráng phủ – việc cần làm là tạo đường cắt trên layer white – Xem hình 4.
Tới đây xong rồi – chỉ còn layout
i-cut layout
Dàn trang theo nhu cầu và chỉ 1 click chúng ta có file pdf cho in / chế bản và file cắt cho máy cắt. Xem hình 5. Đường cắt với nick cho nhãn hàng là Cut ở trên layer 1 cùng với mark định vị , đương cut_varnish cho cắt caosu ở layer 2 . Vì vậy một file HPG có thể dùng cho cả hai mục đích cắt nhãn thành phẩm và cắt cao su tráng phủ tùy theo việc bật tắt layer tương ứng .
Để kiểm tra có thể dùng CAD mở file HPG . Ở đây tôi dùng Artios để xem file HPG có đúng ý mình hay không. Phóng to ta thấy rõ các vị trí nick. Xem hình 6
Cái khó bó cái khôn nếu không biết dùng AI hay Corel . Dùng mấy phần mềm này có thể đơn giản hóa việc chuẩn bị file cho cắt , khuôn bế, bản tráng phủ , in lót trắng .
#i_cut_Preflight , #i_cut_Layout