Hiện nay ngành in ấn không còn xa lạ gì đối với mọi người. Có rất nhiều phương pháp in ấn .Và mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng. ACách nhận biết các phương pháp in cũng không khó. Cùng mình tìm hiểu nhé
các phương pháp in
- In typo: Là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in
- In flexo: In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa
- In ống đồng: là một kỹ thuật in sử dụng một trục in được mạ đồng dày khoảng 100 microns. Các phần tử in như hình ảnh, chữ viết sẽ được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in. Những phần tử không in sẽ nằm trên bề mặt trục in.
- In lụa: In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới
- In offset: In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in
- In nhân bản :là trên Master (máy in siêu tốc bây giờ) bằng phương pháp cơ học hoặc quang – nhiệt học để tạo nên bản mẫu. Khi quá trình in được tiến hành là lúc mực in được ép (roneo) hoặc hất văng lên (in siêu tốc) bản mẫu và đi qua phần tử “đục thủng” để truyền sang giấy.
Cách nhận biết các phương pháp in
Cách nhận biết các phương pháp in qua sản phẩm:
Các loại sách báo, tạp chí, tờ rơi, leaflet, brochure, hộp giấy… nói chung là ấn phẩm thông thường in trên giấy thì đều là in offset
– Các loại bao bì màng nhựa: túi bánh kẹo, mì gói, xà bông ô-mô, vi-sô, chô-cô-piê, nhãn chai nước khoáng la-vi, a-qua-phi-na… thì đa phần là in ống đồng.
– Các loại decal, nhãn dán đa số là in flexo. In offset cũng được nhưng rất ít.
– Túi xách, giày dép, card visit 1, 2 màu, bao thư, letter head, tờ rơi 1-2 màu, sách lậu chữ lem nhem mùi thum thủm, áo quần,… là in lụa.
– Khoan cắt bê tông: có 2 công nghệ, công nghệ cũ là in “mộc bản”, công nghệ mới dùng kiểu “in xuyên” với trục lăn sơn nước
– Thẻ điện thoại (nhựa cứng), thẻ ngân hàng: in offset trên nhựa, dùng mực UV
– Thùng carton: số lượng ít thì in luạ, nhiều & sang thì in flexo tờ rời.
– Hộp thiếc đựng bánh kẹo: in offset trên kim loại
– In chữ trên vỏ của máy móc, sản phẩm (vd chuột, bàn phím, màn hình là in lụa
Cách nhận biết các phương pháp in qua kính tram
Kính tram là Thiết bị này ứng dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng để tạo thành hạt tram trên tấm film ảnh. Có thể dử dụng kính tram để nhận biết các phương pháp in. Dùng kính tram soi các phần in để biết được phương pháp in.
Ví dụ như: Khi in oppset thì phần in rất nét. Xaem hinhg ảnh đưới:
Đối với in ông đồng , xung quanh nét in sẽ có nhưng nét răng cưa.Không nét như in ofset
Còn flexo, do khuôn in cao và đàn hồi nên quanh hình ảnh in sẽ có thêm 1 đường viền các nét vẽ
Trên đây là những cách nhận biết các phương pháp in Mà mình đã tham khảo được và gửi đến cách bạn cùng tham khảo.Mong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về in ấn.