PDF 2.0 , PDF/X-6 ?
Màu RGB, hiệu ứng transparency, font chữ Việt, overprint tất cả vẫn là cái gì đó làm khó người thợ chế bản. Lỗi , màu không đúng ý khách hàng và chúng ta vẫn loay hoay chuyển đổi RGB sang CMYK, flatten Transparency, bẻ font chữ (curve font chữ). Dù biết rằng nói vậy sẽ nhận gạch đá đủ xây nhà lầu nhưng tôi vẫn phải nói. Làm chi khổ vậy. PDF/X4 và một RIP chấp nhận PDF/X-4 tất cả vấn đề của bạn được giải quyết.
Tiêu chuẩn PDF 2.0 đã chính thức ban hành và cùng với nó là PDF/X-6. Tất cả đều phục vụ môt mục đích WYSIWYG. Có sao in vậy . Kệ nó chứ , RGB hay font chữ, transparency tất cả chỉ cần lưu đúng chuẩn X-4 và thiết lập đúng trong RIP chúng ta có thể yên tâm in và tiết kiệm một lượng thời gian khổng lồ trong chế bản. Xem hình 1
Một vài thông tin lịch sử :
• 1990 PostScript Level 2 công bố bởi Adobe
• 1993 FOGRA conference – thành lập Intercolor consortium
• 1994 Apple’s thiết lập định dạng ColorSync
• 1994 Version 2 ICC profile format
• 1995 Windows 95 với ICM
• 1999 PDF 1.3 hỗ trợ ICCBased colorspaces
• 2000 Photoshop 6
• 2001 Version 4 ICC profile format
• 2002 PDF/X-1a (và PDF/X-3) standardized
Khoảng năm 1996, thời còn chế bản film chúng ta luôn tách màu từ ứng dụng vd Quack để in trên các RIP như Linotype RIP50 hay RIP với postscript level 2. Xem hình 2.
Tôi đã rất khó khăn thuyết phục mọi người chuyển qua dùng composite Workflow với in-RIP color separation. File định dạng tiêu chuẩn là PDF/X-1a (pdf 1.3 Acrobat 4). Chế bản film trở nên đơn giản , copy file pdf vào spool là xong . Thời đó đặc trưng là các file phải được chuyển đổi hoàn toàn sang CMYK – PDF/X-1a.
Hơn 20 năm sau tôi thấy các bạn vẫn chưa tiến xa hơn thời của tôi. Khái niệm Blind Exchange cho chúng ta biết nếu file đúng chuẩn PDF/X chúng ta có thể in hoàn toàn không có lỗi. Với PDF/X4 các bạn hoàn toàn có khả năng làm việc theo quy trình trên . Kiểm tra X-4 – bình trang – xuất X-4 – copy vào spool – kiểm tra TIFF-B . RGB hay transparency, font chữ vv là vấn đề của quá khứ.
Muốn làm được như trên các bạn cần tìm hiểu PDF/X , tìm hiểu các phiên bản RIP , kiểm tra RIP của mình tương thích với PDF/X nào .
Chịu khó một chút các bạn sẽ thấy công việc chế bản sẽ rất nhẹ nhàng
Nguồn : Vision in Print